Hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam.
Hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam.
VANTHONGLAW - Trong xu thế chung của hội nhập toàn cầu, Việt Nam có chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện công cuộc cải cách, đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc theo quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường. Sự thay đổi đó tạo nên một “bộ mặt” mới cho nền kinh tế. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì các tranh chấp, yêu cầu dân sự, thương mại, lao động cũng ngày càng gia tăng nhưng hầu hết mọi người đều tỏ ra e ngại khi phải đưa vụ kiện ra Tòa án.
Bài liên quan
>>> Khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
>>> Điều kiện mua nhà ở xã hội năm 2021
>>> Hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam như thế nào?
>>> Bộ Công thương hỏa tốc công bố Danh mục hàng hóa thiết yếu
>>> Di sản thờ cúng có bán hoặc chia thừa kế được hay không?
>>> Khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.
>>> Điều kiện mua nhà ở xã hội năm 2021
>>> Hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam như thế nào?
>>> Bộ Công thương hỏa tốc công bố Danh mục hàng hóa thiết yếu
>>> Di sản thờ cúng có bán hoặc chia thừa kế được hay không?
Đa số họ thích hòa giải hơn là tranh tụng, đặc biệt là đối với các tranh chấp dân sự. Điều này được lý giải là do Việt Nam cùng với một số nước Châu Á khác chịu ảnh hưởng của triết lý Khổng Tử và Đạo Phật, ở đó hòa giải trở thành một truyền thống tốt đẹp trong việc giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp và hòa giải được xem là một biện pháp giải quyết tranh chấp, yêu cầu được ưa chuộng hơn cả. Biện pháp này góp phần phòng ngừa tội phạm phát sinh và tranh chấp phát triển phức tạp, gìn giữ sự hòa thuận cho từng gia đình, bình yên cho làng xóm, trật tự kỷ cương an toàn xã hội, củng cố khối đoàn kết cộng đồng.
Truyền thống này đã tồn tại và phát huy vai trò của nó trong đời sống xã hội. Nếu như tranh chấp bị xem như những biểu hiện tiêu cực là sự phá vỡ sự hòa thuận và bình yên của cộng đồng thì hòa giải lại được xem như mặt tích cực, là sự gìn giữ, củng cố trật tự công cộng. Hiện nay, nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới đang có xu hướng sử dụng hòa giải nhiều hơn, đặc biệt là hòa giải trong tố tụng tư pháp, như một biện pháp giải quyết tranh chấp bởi nó có nhiều ưu điểm hơn so với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác.
Hiện nay, chế định hòa giải đã được quy định khá đầy đủ, chi tiết trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và đã trở thành một phương thức hữu hiệu khi giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành Bộ luật này trong những năm qua cho thấy một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự cũng như vấn đề hòa giải đã bộc lộ những hạn chế, bất cập; có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác; có những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng và còn có những cách hiểu khác nhau...
Do đó, ngày 29/3/2011 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012. So với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2011 có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự trong giai đoạn hiện nay.
Với nhận thức như vậy, em đã chọn đề tài “Hòa giải vụ việc dân sự theo pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Với ý nghĩa là một bộ phận của khoa học luật tố tụng dân sự, hòa giải vụ việc dân sự đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn quan tâm. Nhiều công trình về hòa giải đã được nghiên cứu.
Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành có các công trình sau đây nghiên cứu về vấn đề này:
Khóa luận tốt nghiệp năm 1995 của Nguyễn Thị Thu Hà về Hòa giải vụ án dân sự.
- Luận án Thạc sĩ Luật học: “Hòa giải trong tố tụng dân sự, thực tiễn và hướng hoàn thiện” của Bùi Đăng Huy, 1996.
- Khóa luận tốt nghiệp: “Hòa giải vụ án dân sự” của Đỗ Quốc Chung, Hà Nội, 1997.
- Luận án tiến sĩ Luật học: “Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam – Cơ sở lý luận và thực tiễn” của Trần Văn Quảng, Hà Nội, 2004.
Và sau khi Bộ luật tố tụng dân sự ban hành thì có các công trình sau đây:
- Khóa luận tốt nghiệp: “Hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” của Nguyễn Kiều Oanh, Hà Nội, 2010.
- Khóa luận tốt nghiệp: “Hòa giải trong tố tụng dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của La Phương Na, Hà Nội, 2011.
Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về hòa giải đối với vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự ban hành cũng đã có một số công trình nghiên cứu về hòa giải vụ án sự nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về hòa giải vụ việc dân sự.
Luật Vạn Thông st