Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam.

Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam.
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW -  Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay. Đây  cũng là chủ trương nhất quán, xuyên suốt và là nội dung trung tâm trong chính  sách đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam trong quá trình đ i mới đất  nước. Từ khi chính thức trở thành thành viên của T  chức Thương mại thế giới  (năm 2007), tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta  ngày càng sâu rộng hơn, đạt được nhiều kết quả tích cực, khá toàn diện trên các  lãnh vực [6], Việt Nam đã tham gia hầu hết các t  chức, định chế quốc tế và khu  vực chủ yếu trên thế giới. 

Riêng lãnh vực sở hữu trí tuệ, thực ra hoạt động hội  nhập quốc tế của Việt Nam đã được bắt đầu sớm hơn nhiều [31]. Việt Nam đã là  thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới từ năm 1976, tham gia các điều  ước quốc tế (ĐƯQT) như Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp từ năm  1949. Mặc dầu vậy, với việc tham gia WTO và nhiều hiệp định hợp tác kinh tế  đa phương, song phương và khu vực khác nhau, đặc biệt là việc ký kết nhiều  hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà trong đó sở hữu trí tuệ (SHTT)  luôn là một trong những nội dung quan tr ng và không thể thiếu, đã, đang và sẽ  mang lại nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức cho Việt Nam trong đó có việc  hoàn thiện chính sách, thể chế pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tư pháp  nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập.  

Trong quá trình đ i mới đất nước, để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá,  hiện đại hoá, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ ngh a,  xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ ngh a Việt Nam của nhân dân, do  nhân dân và vì nhân dân, Việt Nam có rất nhiều mục tiêu phải thực hiện mà một  trong những mục tiêu  tr ng tâm là phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp  luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch. Pháp luật về xử lý hành  vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN) đối với nhãn hiệu  - một bộ  phận của pháp luật SHTT - được hình thành rõ nét từ những năm 80 của thế kỷ  trước, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đ i mới dưới sự lãnh đạo của  Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Tiến trình đó được đánh dấu bởi sự ra đời của Luật Sở hữu trí tuệ (LSHTT) năm 2005. Trải qua quá trình phát triển, pháp luật về xử  lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu đã phát huy vai trò to lớn trong  việc tạo hành lang pháp lý cho các t  chức, cá nhân trong bảo vệ quyền sở hữu  trí tuệ (QSHTT), tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất -  kinh doanh, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh chuyển giao  công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của  đất nước đồng thời góp phần tạo nền tảng đưa hệ thống bảo hộ SHTT của Việt  Nam đạt chuẩn mực ph  cập của thế giới  theo Hiệp định về các khía cạnh liên  quan tới thương mại của quyền SHTT (TRIPS) của Tổ chức Thương mại thế giới  (WTO). 

Tuy nhiên, qua quá trình thi hành, thực tiễn cuộc sống liên quan đến các  vụ việc xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu nhiều khi vượt khỏi  những dự liệu của nhà làm luật khi đó  pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm  QSHCN đối với nhãn hiệu cũng bộc lộ một số vướng mắc, bất cập nhất định cần  được sửa đ i, b  sung nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu của cải cách  thủ tục hành chính cũng như để bảo đảm thi hành các cam kết về SHTT trong  các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang đàm phán hoặc ký kết.  Trên thực tế, tuy hệ thống pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN  đối với nhãn hiệu đã được xây dựng và thực thi một thời gian không ngắn nhưng  tình trạng xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu vẫn không ngừng gia tăng. Việc  kiểm soát không hiệu quả tình hình xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khiến  môi trường cạnh tranh méo mó, uy tín doanh nghiệp bị thiệt hại, môi trường đầu  tư kém hấp dẫn, người tiêu dùng bị chỉ dẫn sai, không thể sử dụng lợi ích của  việc bảo hộ nhãn hiệu phục vụ cho phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế đất  nước. 

Tình trạng xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu diễn ra ph  biến bắt nguồn  từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến hệ thống pháp luật còn  chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ giữa các văn bản luật, giữa các văn bản luật với hệ  thống văn bản hướng dẫn, giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, các chế  tài xử phạt còn chưa đủ sức răn đe; hoạt động của  các cơ quan thực thi còn  chồng chéo, năng lực của cán bộ có thẩm quyền còn hạn chế, cơ chế phối hợp  giữa các cơ quan chưa hiệu quả; ý thức tự bảo vệ quyền của chủ thể quyền chưa  cao; hệ thống cơ quan, tổ chức hỗ trợ cho hoạt động phát hiện và xử lý xâm phạm quyền còn thiếu và yếu; ý thức chung của xã hội trong việc bài trừ hàng  xâm phạm quyền còn thấp. Để có thể góp phần xử lý hiệu quả các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu cần phải thực hiện đồng bộ nhiều thay đ i trong đó việc hoàn thiện các quy định pháp luật có ý ngh a quan tr ng.   

Để quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) phát huy vai trò là một công cụ hữu  hiệu thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế  -  xã hội,  QSHTT trở thành "thực quyền" mà không phải là sự "thừa nhận/ghi nhận trên  giấy" thì hệ thống các quy định pháp luật về xử lý các hành vi xâm phạm  QSHTT phải được thường xuyên hoàn thiện. Xây dựng pháp luật là hoạt động thường xuyên, liên tục, đó cũng chính là quá trình hoàn thiện và phát triển hệ  thống pháp luật thực định [81].   

Xuất phát từ tầm quan tr ng của việc bảo vệ QSHCN đối với nhãn hiệu  chống lại các hành vi xâm phạm, thực tiễn của quá trình thi hành pháp luật, lý  luận về hoàn thiện pháp luật, nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, việc nghiên cứu có  hệ thống và chuyên sâu các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu để từ đó đưa ra những quan điểm, giải  pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này là nội dung quan tr ng và có  ý ngh a lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 

Việc  hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với  nhãn hiệu một mặt là đòi hỏi tất yếu của tiến trình hội nhập quốc tế, mặt khác  chính là nhu cầu nội tại của chính nền kinh tế nhằm mục đích không chỉ tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý hiệu quả các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn  hiệu tại Việt Nam mà từ đó còn bảo vệ hiệu quả quyền lợi của người tiêu dùng, tạo sự yên tâm cho các chủ nhãn hiệu trong việc tạo dựng uy tín cho hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể kinh tế đồng thời tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để các thành tố này cùng tham gia vào quá trình đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế  đất nước, để vấn đề bảo hộ QSHTT không còn là rào cản đối với tiến trình hội  nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam. 

Vì những lý do nêu trên, tác giả đã ch n đề tài "Hoàn thiện pháp luật về xử  lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam"  làm đề tài luận án tiến s , chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.