Sách luật - "Truyền thống luật sư Việt Nam" - Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa

Sách luật - "Truyền thống luật sư Việt Nam" - Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa

VANTHONGLAWLuật sư là một nghề có truyền thống lâu đời và theo nhiều cuộc nghiên cứu, cái nôi của nghề luật hiện đại xuất phát từ Châu Âu, từ các nên văn minh Hy Lạp, La Mã xa xưa. Lúc khởi thủy, nghề luật sư là một nghề tự phát. Vì khi một công dân thuộc các chế độ như trên đây gặp vấn đề, vụ việc mà cần phải trình bày trước cơ quan Nhà nước chuyên chế, họ sẽ mời những người có khả năng hùng biện để nói thay cho họ trước các cơ quan Nhà nước này. Sau đó, để trả công, nếu ai muốn tặng cho họ bất cứ thứ gì từ hoa quả, thực phẩm, đồ dùng... sẽ bỏ vào một cái túi mà họ đeo sau lưng như một lời cảm ơn.


Bài liên quan

Nghề luật sư bắt đầu như thế.

Trong lịch sử Việt Nam, thời phong kiến đã xuất hiện những danh xưng như thầy cãi, trạng sư nhằm để nói về những người có thể giúp người khác trình bày vấn đề của họ trước các ông quan trong các vụ xét xử. Thời nhà Lê, trong bộ luật Hồng Đức đã nói về những người làm nghề "kiện thay" và cũng có những chế tài dành cho những người này. Và cho đến tận đầu thế kỷ 20, danh xưng "thầy kiện" vẫn còn dùng để chỉ nghề luật sư hiện nay. Điều đó cho thấy rằng, không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam, nghề luật đã có một truyền thống hình thành từ lâu đời.

Quyền sách "Truyền thống luật sư Việt Nam" của các luật sư gạo cội Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa đã ra đời nhằm điểm lại một chặng đường nghề luật sư phát triển tại Việt Nam. Qua đó, cùng với thời đại đã khẳng định vai trò của nghề luật sư khi góp phần tìm ra những oan sai và đấu tranh cho công lý của người dân, nghề luật sư tiếp tục là nơi gửi gắm niềm tin, tìm kiếm lẽ phải bên cạnh các cơ quan Tư pháp của người dân.

LUẬT VẠN THÔNG
Powered by Blogger.