Hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam như thế nào?

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW.COM - Đối với người nước ngoài khi đến làm việc tại Việt Nam, những thủ tục liên quan về "Hợp pháp hóa lãnh sự" là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất! "Hợp pháp hóa lãnh sự" sẽ giúp hỗ trợ tích cực cho công việc của người nước ngoài như mua bán, kinh doanh, đi lại, kết hôn, hộ tịch... được diễn ra nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao như kỳ vọng. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người có gốc Việt Nam ngoài việc xin cấp "Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam", trong nhiều trường hợp, sẽ còn cần đến cả "Hợp pháp hóa lãnh sự" để thực hiện công việc của mình.
Bài liên quan

Về mục đích chính, "Hợp pháp hóa lãnh sự"  là một thủ tục hành chính của nước sở tại để kiểm tra tính hợp pháp của một văn bản hành chính từ nước ngoài có được phép sử dụng tại Việt Nam hay không. Mặc dù là một thủ tục hành chính, nhưng liên quan đến nguyên tắc áp dụng văn bản của một quốc gia khác tại Việt Nam và liên quan đến vấn đề ngoại giao, văn bản được "kiểm tra" sẽ phải trải qua những bước kiểm định nghiêm ngặt để bảo đảm tính chính xác và hợp pháp về nội dung và chủ thể quyền xác nhận nội dung trong văn bản. Nếu có vấn đề về sai sót cố ý hay làm giả thẩm quyền hoặc nội dung, những văn bản hành chính được yêu cầu "Hợp pháp hóa lãnh sự" này có thể trở thành cơ sở để truy tố người liên quan trong một vụ án hình sự ở quốc gia có thẩm quyền. Do đó, khi tiếp nhận văn bản, bộ phận kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền sẽ phải kiểm tra nghiêm ngặt những vấn đề này.

Về việc "Hợp pháp hóa lãnh sự" để sử dụng cho các thủ tục hành chính, tư pháp tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan ngoại giao của Việt Nam đặt tại quốc gia/vùng lãnh thổ đã chứng nhận văn bản này sẽ có thẩm quyền thực hiện "Hợp pháp hóa lãnh sự" cho văn bản đó. Tuy nhiên, như đã trình bày về tính nghiêm ngặt khi thẩm định văn bản được yêu cầu, cơ quan ngoại giao của Việt Nam có quyền yêu cầu đương sự phải thực hiện những thủ tục cần thiết, có thể liên quan đến quy định của nước sở tại hoặc tùy từng trường hợp cụ thể mà đương sự phải hoàn thành một thủ tục khác trước khi được "Hợp pháp hóa lãnh sự". Điều này cũng nhằm giúp cho chính người yêu cầu không phải vướng vào những rắc rối về sau liên quan đến thủ tục ngoại giao, vì như chúng ta đều hiểu, ngoại giao luôn đề cao thể diện quốc gia.

Tại Việt Nam, để yêu cầu "Hợp pháp hóa lãnh sự", người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể yêu cầu cơ quan lãnh sự có thẩm quyền của nước mình đặt tại Việt Nam thực hiện thủ tục này. Tùy vào chính sách hành chính của từng quốc gia, sẽ có những thủ tục điều kiện, thời gian khác nhau của từng quốc gia để tiếp nhận và trả kết quả "Hợp pháp hóa lãnh sự" cho đương sự. Do đó, khi thực hiện công việc này, chính đương sự hoặc người được ủy quyền để thực hiện việc "Hợp pháp hóa lãnh sự" phải hiểu rõ quy định của quốc gia xin cấp quyền và kể cả các thủ tục hành chính của Việt Nam liên quan đến vấn đề này. Vì kết quả cuối cùng của yêu cầu "Hợp pháp hóa lãnh sự" sẽ là xác nhận của cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cho phép văn bản hành chính đã yêu cầu "Hợp pháp hóa lãnh sự" được lưu hành ở Việt Nam hay không.

Do đó, sau khi đương sự đã hoàn tất thủ tục tại cơ quan ngoại giao của nước mình tại Việt Nam, bước tiếp theo, họ cần liên hệ với cơ quan có chức năng thực hiện thủ tục "Hợp pháp hóa lãnh sự" tại Việt Nam theo đơn vị quản lý hành chính tương đương. Khi thực hiện tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có hướng dẫn về thời hạn trả kết quả sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ. Theo đó, kết quả có thể được trả sau 01 ngày, 05 ngày làm việc hoặc dài hơn trong trường hợp cần xác minh, bảo đảm tính chính xác, hợp pháp của con dấu, văn bản được yêu cầu qua đường ngoại giao, thời gian này sẽ khó có thể xác định trước. Vì vậy, cách tốt nhất để tiến hành thủ tục "Hợp pháp hóa lãnh sự" một cách nhanh chóng và hiệu quả, đương sự cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định liên quan đến văn bản cần làm, nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian một cách tối đa!


Khách hàng có nhu cầu "Hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ

Luật Vạn Thông

Powered by Blogger.