Mức phạt hành chính khi vi phạm lệnh cấm tụ tập đông người ở vùng có dịch Covid-19
VANTHONGLAW.COM - Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát và có khả năng lan rộng nếu không có những biện pháp triệt để được cơ quan Nhà nước ban hành nhằm ngăn chặn kịp thời việc lây lan này. Sức khỏe và an toàn tính mạng của người dân là vấn đề quan trọng nhất, trong đó nhất là những cá nhân có hệ miễn dịch yếu hoặc trong nhóm độ tuổi có khả năng dễ nhiễm bệnh nhất. Vì vậy, việc ban hành khẩn cấp các quy định về việc cấm tập trung đông người là việc làm hết sức cần thiết vì mục tiêu ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 lây lan trong cộng đồng. Chính phủ cùng các địa phương như TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng đã ban hành lệnh tạm ngưng hoạt động đối với các cơ sở nhà hàng, karaoke, massage, vũ trường, rạp chiếu phim, sân vận động, trường học...
Bài liên quan
Tuy nhiên, một số người dân vẫn mang tâm lý chủ quan và không thật sự nghiêm chỉnh chấp hành lệnh cấm nêu trên hoặc cố tình lách luật bằng cách tập trung đông dưới 20 hoặc 10 người theo từng quy định tại mỗi địa phương. Mặc dù người dân có thể có lý do chính đáng và có những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước ban hành, nhưng việc tập trung đông người là hành vi trái quy định trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát hiện nay và cơ quan Nhà nước có cơ sở để xử phạt theo quy định của pháp luật. Mức xử phạt sẽ căn cứ vào Nghị định 176/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14/11/2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cụ thể tại Khoản 6 Điều 11 đã nêu rõ:
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;
b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
c) Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
d) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
Như vậy, có thể nhận thấy đã có cơ sở pháp lý và mức phạt cho hành vi vi phạm lệnh cấm của cơ quan chức năng trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát hiện nay. Ngoài vấn đề sức khỏe người dân là ưu tiên hàng đầu, tác động tiêu cực của Covid-19 đang dần ảnh hưởng đến từng bộ phận ngành nghề khác nhau của nền kinh tế và đặt ra một thử thách rất lớn để phục hồi kinh tế thời điểm "hậu Covid-19". Do đó, nếu có thể kiểm soát sớm dịch bệnh trong phạm vi từng địa phương và tránh lây lan trên diện rộng sẽ là một trong những bước đi quan trọng nhất hiện nay mà Chính phủ và người dân cần chung tay thực hiện với nhau. Vì vậy, mức xử phạt trên là cần thiết áp dụng với những cá nhân không có lý do chính đáng để vi phạm lệnh cấm tập trung đông người hiện nay.
Cùng nhau chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh Covid-19!
* Cơ sở pháp lý chủ yếu liên quan đến lĩnh vực ngăn ngừa dịch bệnh:
- Luật dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy
xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;
- Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm
2007;
- Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;
- Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;
- Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm
2012;
- Pháp lệnh dân số ngày 09 tháng 01 năm 2003, Pháp lệnh sửa đổi
Điều 10 của Pháp lệnh dân số ngày 27 tháng 12 năm 2008;
Khách hàng có nhu cầu "Tư vấn pháp lý liên quan đến hoạt động doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì dịch bệnh COVID-19", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
LUẬT VẠN THÔNG