Rốt cuộc bản chất doanh nghiệp tư nhân là gì?
Rốt cuộc bản chất doanh nghiệp tư nhân là gì?
VANTHONGLAW.COM - Theo khoản 10 điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2015, sửa đổi bỗ
sung năm 2019 (LDN 2014) có định nghĩa về doanh nghiệp như sau: doanh nghiệp là
tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng
ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Như vậy
doanh nghiệp phải là tổ chức được
xem là chủ thể của pháp luật và có tài sản riêng. Thế nhưng doanh nghiệp bao gồm:
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư
nhân.
Bài liên quan:
>>> Giải quyết việc mua đất dự án nhưng không nhận được đất như thế nào?
>>> Nhà xây dựng trên đất nông nghiệp trồng lúa có được hợp thức hóa hay không?
>>> Thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Tòa án cấp nào?
>>> Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế trong sử dụng đất.
>>> Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay.
Vậy doanh nghiêp tư
nhân (DNTN) có phải là tổ chức hay chủ thể của pháp luật không?
Bên cạnh đó điều 188 LDN 2015. Doanh
nghiệp tư nhân được định nghĩa như sau: doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do
một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi
hoạt động của doanh nghiệp.
Như
vậy về mặt pháp lý, DNTN và cá nhân chủ doanh nghiệp đều là một, điều này là hiển
nhiên ai cũng hiểu. Thế nhưng một điều rắc rối đã xảy ra và rắc rối này xuất
phát từ khái niệm “doanh nghiệp”. Thuật ngữ “doanh nghiệp” không phải là thuật ngữ pháp lý mà đó là thuật ngữ
kinh tế, bởi vì trong Bộ luật dân sự năm 2015 đã định nghĩa rõ chủ thể pháp luật
là cá nhân hoặc pháp nhân. Theo định nghĩa như trên doanh nghiệp lại là tổ chức, có tài sản riêng và là chủ thể
của pháp luật, từ đấy DNTN cũng là cũng phải được xem là tổ chức nhưng lưu ý
DNTN không phải là pháp nhân. Định nghĩa DNTN và DN bị chồng chéo lẫn nhau, đây là tranh cãi
không có hồi kết.
Rốt
cuộc DNTN là gì? Nếu đã xem DNTN không phải là tổ chức, không có tài sản riêng
vậy DNTN có phải là tài sản của Chủ doanh nghiệp hay không? Bởi cũng tại điều
188 LDN 2014, DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, nếu xét từng câu chữ
và logic của nhà làm luật trong luật doanh nghiệp thì DNTN là một loại tài sản.
Chính vì vậy DNTN mới có thể được cho
thuê hoặc mua bán (điều 190,191 LDN 2020). Từ đây hãy cùng xem xét lại bộ
luật dân sự 2015, bộ luật được xem là luật gốc trong luật tư. Quy định tại điều
105 BLDS 2015 tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản. Tài sản
bao gồm bất động sản và động sản. Có thể thấy rõ ràng quy định về tài sản không
hề đề cập đến DNTN.
Vậy tóm lại về bản chất DNTN là gì nếu không phải tổ chức, chủ thể pháp lý và cũng không phải tài sản. Thực tế cho thấy DNTN và cá nhân kinh doanh đều là một. Thế sao trong suốt các lần làm luật các nhà làm luật vẫn không phát hiện sự chồng chéo, phi logic trong cùng một văn bản luật hay chăng chỉ do lỗi đánh máy. Việc đưa thuật ngữ kinh tế vào trong luật liệu có hợp lý hay không?
VẠN THÔNG LAW