Các điểm mới Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14
Bài liên quan
>>> Thẩm quyền của trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp
>>> Các trường hợp có thể xảy ra nếu Ủy ban Tư pháp của Quốc hội "tham gia" vụ án Hồ Duy Hải.
1. Tạm ngừng doanh nghiệp.
Theo điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm
nhất là 03 ngày làm việc trước ngày
tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Quy định này đã
rút ngắn thời gian doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh từ
15 ngày (điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014)
xuống còn 3 ngày.
2. 2. Con dấu của doanh nghiệp, Nhà nước nên dừng can thiệp
vào vấn đề con dấu.
Vấn đề về con dấu
doanh nghiệp là một vấn đề gây tranh cãi trong kinh tế dựa vào công nghệ số hiện
nay. Luật Doanh nghiệp 2014 đã có bước
đột phá về hình thức con dấu sẽ do doanh nghiệp tự quyết nay Luật Doanh nghiệp 2020 lại có bước tiến
hơn so với Luật Doanh nghiệp 2014, theo điều 43 luật doanh nghiệp 2020 quy
định về con dấu như sau:
- Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu
hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện
tử.
- Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức
và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác
của doanh nghiệp.
- Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định
của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện
hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu
trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy doanh nghiệp
không cần nộp mẫu con dấu cho cơ
quan đăng ký kinh doanh để công bố lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh
doanh. Việc này đỡ mất thời gian cho doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp tránh
các thủ tục hành chính.
3. Bỏ quy định về thời hạn sở hữu cổ phần phổ thông
Hiện nay, trong mô
hình công ty cổ phần cổ đông hoặc nhóm cổ đông Luật Doanh nghiệp 2014 tại khoản 2 điều 14 quy định: Cổ đông hoặc
nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn
liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công
ty để có các quyền theo quy định.
Tuy nhiên, theo Luật
Doanh nghiệp 2020, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ
thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có
quyền của cổ đông phổ thông quy định tại khoản
2 Điều 115 Luật DN 2020. Như vậy Luật
Doanh nghiệp 2020 đã giảm tổng số cổ phần phổ thông từ 10% xuống còn 5%, để
tăng quyền lợi của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu ít cổ phần trong công ty cổ
phần.
Hơn nữa Luật Doanh nghiệp 2020 đã loại bỏ thời
gian sở hữu cổ phần đối với cổ đông. Luật
Doanh nghiệp 2014 tại điều 114 quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu
cổ phần thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng mới có các quyền theo quy định.
4. 4. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 việc chuyển đổi
hình thức doanh nghiệp được mở rộng hơn. Trước đây Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về doanh nghiệp tư nhân chỉ được
chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhưng giờ đây điều 205 Luật doanh nghiệp 2020 đã mở rộng quy định chuyển đổi từ doanh nghiệp tư
nhân sang các loại hình khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh. Yêu cầu chủ doanh nghiệp tư nhân đáp ứng 4 điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp được
chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật
này;
- Chủ doanh nghiệptư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi
đến hạn;
- Chủ doanh nghiệp
tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc
công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
- Chủ doanh nghiệp
tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên
góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư
nhân.
Khi chủ doanh nghiệp
tư nhân đáp ứng được các điều kiện chuyển đổi trên thì được phép chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp
5. Tên địađiểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp
Một điểm mới về
cách đặt tên doanh nghiệp trong Luật
Doanh nghiệp 2020 là tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp
kèm cụm từ “Địa điểm kinh doanh” (hiện nay chỉ áp dụng với chi nhánh, văn phòng
đại diện) khoản 2 điều 40 Luật Doanh
nghiệp 2020.
Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ quy định tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Luật Vạn ThôngBẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ