Sách luật - "Tài ba của luật sư" - Sách gối đầu của những ai muốn trở thành luật sư - Nguyễn Ngọc Bích

nhà sách cũ, tài ba của luật sư, nguyễn ngọc bích, sách pháp luật hay, luật sư, kỹ năng hành nghề luật sư

VANTHONGLAW.COM - "Câu hỏi pháp lý là gì?" - Mỗi một vụ việc tranh chấp đều mang trong nó một vài sự kiện và có một hay nhiều câu hỏi pháp lý. Câu hỏi đó phải có câu trả lời, thì vụ việc mới giải quyết được theo luật pháp.

Nó xuất hiện khi có sự bất đồng hay không chắc chắn giữa hai bên về việc có áp dụng hay không một điều luật nào đó cho sự kiện nhất định đã được nêu, và áp dụng thế nào. Theo nghĩa hẹp, câu hỏi pháp lý là hỏi về một điều luật nhất định xuất phát từ một sự kiện nhất định trong một vụ việc mà bạn đã phân tíchCâu hỏi pháp lý thường chứa đựng ba yếu tố: một sự dẫn chiếu đến (hay chỉ đến) luật điều chỉnh mà sẽ giải đáp vấn đề được nêu ra; câu hỏi pháp lý, kết hợp luật điều chỉnh với sự kiện của một vụ việc; và những sự kiện quan trọng về mặt pháp lý nghĩa là các sự việc xảy ra tạo nên câu hỏi pháp lý và ảnh hưởng đến kết quả.

>>> Click vào đây mua sách "Tài ba của luật sư - Nguyễn Ngọc Bích <<<

Trong các sự kiện thì bao giờ cũng có sự kiện mấu chốt (SKMC) là sự kiện chính hay quan trọng mà áp luật vào nó thì tìm ra giải pháp cho vụ tranh chấp. SKMC thường có các sự kiện khác đi theo. Ví dụ, "bị thương vì đụng xe khi đi từ tiệm sách đến cửa hàng bán lẻ" là sự kiện mấu chốt; các việc khác là những sự kiện phụ. Luật điều chỉnh là luật áp dụng cho các sự kiện nhất định để giải quyết tranh chấp. Luật đó có thể là luật được ban hành, có thể là sự thỏa thuận của các bên ghi trong hợp đồng; thậm chí có khi là tập tục. Trước khi đi sâu hơn, tôi xin nói về các từ ngữ sử dụng. Danh từ "câu hỏi" hay "vấn đề" là dịch từ tiếng Anh. Khi dịch là chúng ta du nhập khái niệm đó vào công việc của luật sư; từ đó nó sẽ đi vào danh từ luật pháp và vào luật học. Trong tiếng Anh, hai danh từ kia đồng nghĩa, chỉ khác nhau về nơi sử dụng. Từ "issue" hay được sử dụng trong một vụ tranh chấp và dùng ở tòa; còn "question" hay dùng trong văn bản hay nói chuyện.

Câu hỏi pháp lý mà chúng ta đề cập đây được định nghĩa là:"... Một điểm riêng rẽ, chắc chắn và quan trọng; nó là một vấn đề mà bên này xác định, nhưng bên kia phủ nhận. Khi một sự kiện được một bên nêu trong đơn khởi kiện nhưng bị bên kia bác bỏ trong bản ý kiến phúc đáp thì sự kiện đó trở thành câu hỏi giữa hai bên". Câu hỏi mang hai yếu tố: về pháp lý ("issue of law") và về sự kiện ("issue of fact"). Từ "question" cũng được định nghĩa là một câu hỏi (issue) đang trong vòng tranh cãi; một vấn đề cần phải được quyết định. Và cũng có "question of law" cùng "question of fact". Ở đây tôi dịch "question" là vấn đề. Bạn có thể bảo từ "issue" hay "question" xuất phát từ luật tố tụng của Anh hay Mỹ, mà luật tố tụng của họ khác với ta, sao dùng được. Tôi đồng ý là luật tố tụng của các nước khác nhau, nhưng vấn đề đòi nợ của chủ nợ và con nợ là vấn đề của loài người và nó không khác nhau.

>>> Click vào đây mua sách "Tài ba của luật sư - Nguyễn Ngọc Bích <<<

Bài liên quan

Từ "câu hỏi" hay "vấn đề" được dùng cho những vụ việc ấy. Vậy chúng ta tạm thời chấp nhận cách dịch và cách sử dụng chúng cho mục đích du nhập (introduction) vào quyển sách này và sẽ dùng chúng một cách lẫn lộn hay thay thế cho nhau. Từ "legal issue" có ba yếu tố nằm trong đó hay có một nội hàm rộng. Luật sư Anh, Mỹ khi dùng từ đó họ nghĩ ra các yếu tố kia ngay. Riêng với chúng ta, vì còn mới, nên nó không gợi cho chúng ta nội hàm của nó. Vì vậy, tôi xin đưa thêm ví dụ để các bạn hiểu biết thêm về từ ngữ. Khi đã nhận một vụ việc bạn phải giải quyết câu hỏi pháp lý. Trong các vụ ấy có vụ đơn giản, vụ phức tạp. Vụ trước ít tình tiết, chỉ có một cụm sự kiện kết với nhau; vụ sau có nhiều cụm sự kiện. Tùy từng vụ, luật sư phải nhận định các cụm kia, chọn ra cái quan trọng nhất và tìm trong đó sự kiện quan trọng nhất - gọi là sự kiện mấu chốt - phân tích ra để tìm thấy các sự kiện phụ.

Sau đó nêu vấn đề pháp lý và áp dụng luật tương ứng vào để có câu hỏi pháp lý. Khi giải đáp được từng câu hỏi pháp lý thì cả vụ việc cũng xong. Do vậy, trong mỗi cụm sự kiện chọn lựa để xử lý ta sẽ có sự kiện mấu chốt hay câu hỏi mấu chốt ("CHMC", key issue), tiếp theo là các sự kiện phụ khác tạo nên câu hỏi cần thiết ("CHCT") và câu hỏi phụ ("CHP"). Như đã đề cập, trong cách SNKLS, khi nêu lên một sự kiện trong đầu mình thì ta dùng thể nghi vấn. Chẳng hạn có một vệt lốp dài để lại trên đường, thì có thể suy ra người lái xe chạy nhanh. Khi nghĩ như thế, bạn sẽ không dùng một câu có tính mô tả, hay ở thể xác định: "xe chạy nhanh lắm" mà bạn phải nói "xe có chạy nhanh hay không", "có quá tốc độ cho phép không". Từ đó sự kiện xe chạy nhanh trở thành CHMC. 

Bài liên quan

Nguyễn Quỳnh
Luật Vạn Thông

Powered by Blogger.