Vợ hoặc chồng tự ý góp vốn thành lập doanh nghiệp, có tự rút vốn được không?
- Giải quyết việc mua đất dự án nhưng không nhận được đất đúng hẹn như thế nào?
Cơ sở pháp lý điều chỉnh:
- BLDS 2015;
- Luật doanh
nghiệp 2020;
- Luật hôn nhân
và gia đình 2014;
- Nghị định
126/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân gia đình 2014;
- Luật công chứng
2014.
1. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ
chồng:
Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình
2014 quy định:
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải
có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp
luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu
nhập chủ yếu của gia đình.”
2. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh:
Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình
2014 quy định:
“Trong trường hợp vợ chồng có thỏa
thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự
mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập
thành văn bản.”
Chiếu
theo quy định của pháp luật, việc góp vốn đầu tư kinh doanh bằng tài sản chung
phải được cả hai vợ chồng đồng ý. Việc thỏa thuận này phải lập thành văn bản thể
hiện rõ việc đồng ý cho người kia mang toàn bộ, hoặc một phần tài sản chung vào
đầu tư kinh doanh.
Tại
Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình quy định
về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh như sau: "Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động
kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải
thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp
pháp luật về kinh doanh có quy định khác.”
3. Rút vốn đã góp bằng tài sản chung của vợ chồng
trong trường hợp vợ hoặc chồng tự ý góp vốn:
-
Trong trường
hợp không xảy ra tranh chấp:
Tùy
vào hình thức góp vốn mà việc rút vốn được thực hiện theo quy định tại Điều 50,
77, 119, 185 Luật Doanh nghiệp 2020.
-
Trong trường
hợp xảy ra tranh chấp:
Thực tế phát sinh trường hợp vợ/chồng tự ý góp vốn
kinh doanh bằng tài sản chung. Sau khi phát hiện thì đòi hủy giao dịch góp vốn
với công ty, đồng thời người đem tài sản góp vốn cũng muốn rút phần vốn đã góp.
Vậy tình huống này phải xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định
tại Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP:
“2. Trong trường
hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35
của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.”
Ngoài ra, Điều
52 Luật Công chứng 2014 quy định về người được đề nghị tòa án tuyên bố văn
bản công chứng vô hiệu, bao gồm: “Công chứng
viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền, lợi ích liên
quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Toà án tuyên bố văn bản
công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.”
Như vậy, nếu chỉ có chồng hoặc vợ góp vốn kinh doanh bằng những tài sản chung quy định tại khoản
2 Điều 35 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì hợp đồng góp vốn sẽ bị vô hiệu vì
chưa đảm bảo về mặt chủ thể giao kết, tức là một trong hai bên chủ sở hữu
tài sản không biết, không ký (hoặc ký chữ ký giả) và một bên có quyền khởi kiện
ra toà án yêu cầu tuyên Hợp đồng góp vốn vô hiệu. Việc giải quyết giao dịch dân
sự vô hiệu áp dụng quy định tại Điều 131 BLDS 2015:
- Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận.
- Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì
trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không
phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ