Thủ tục Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng.
VANTHONGLAW.COM - Mối quan hệ hôn nhân được thiết lập không chỉ làm phát sinh quan hệ nhân thân mà còn làm phát sinh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Sau khi kết hôn, tài sản chung được hình thành, quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với khối tài sản này cũng vì thế mà hình thành. Do tài sản này không chỉ gắn liền với lợi ích thiết thực của hai bên mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người thứ ba nên các giao dịch trên thực tế thường xuyên xảy ra nhiều mâu thuẫn và tranh chấp, đặc biệt là khi vợ chồng tham gia vào các hoạt động kinh doanh thương mại. Để hiểu rõ hơn về điều kiện, thủ tục cũng như hạn chế những rủi ro trong hoạt động đầu tư kinh doanh, cụ thể là việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý điều chỉnh:
-
BLDS
2015;
-
Luật hôn nhân và gia đình 2014;
-
Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn
nhân gia đình 2014;
-
Luật đất đai 2013.
-
Luật doanh nghiệp 2014;
-
Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;
-
Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
1.
Điều kiện để góp vốn bằng quyền
sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng:
-
Đáp ứng các điều kiện về góp vốn
bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013:
Theo
quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật đất
đai 2013, người sử dụng đất có quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
+
Đất không có tranh chấp;
+
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Trong thời hạn sử dụng đất.
-
Cả hai vợ chồng đồng ý thực hiện
việc góp vốn bằng tài sản chung:
Luật hôn nhân và gia
đình 2014 quy định:
Điều 35: Chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản chung
“1. Việc chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài
sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp
sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo
quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là
nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
Điều 36. Tài sản
chung được đưa vào kinh doanh:
“Trong trường hợp vợ
chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người
này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa
thuận này phải lập thành văn bản.”
Chiếu theo quy định của pháp luật, việc góp vốn đầu tư kinh
doanh bằng tài sản chung phải được cả hai vợ chồng đồng ý. Việc thỏa thuận này
phải lập thành văn bản thể hiện rõ việc đồng ý cho người kia mang toàn bộ, hoặc
một phần tài sản chung vào đầu tư kinh doanh.
- Khởi kiện quyết định hành chính như thế nào?
- Các quy định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2015
2.
Thủ tục góp vốn bằng quyền sử
dụng đất là tài sản chung của vợ chồng:
Theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014:
"1.
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu
tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất
thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử
dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu
đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ.”
Theo
đó, đối với tài sản là giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ
tục chuyển quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tục như sau:
Bước 1: Định giá tài sản
Theo
quy định tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp
2014 trong trường hợp "Tài sản
góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng....” thì
phải được tiến hành định giá. Theo đó, người góp vốn có thể áp dụng một trong 2
phương pháp định giá tài sản sau:
-
Tài sản góp vốn có thể được các
thành viên góp vốn của công ty định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc bỏ phiếu;
-
Thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp
định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.
Việc
xác định giá trị góp vốn phải lập thành biên bản. Các thành viên công ty phải
liên đới chịu trách nhiệm về kết quả định giá tài sản góp vốn.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Theo
khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;
sửa đổi bởi khoản 2, Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì hồ sơ thực hiện
thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất bao gồm:
-
Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng
đất có công chứng;
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(bản chính);
-
Trích lục thửa đất hoặc họa đồ lô
đất với trường hợp trên Giấy chứng nhận chưa có sơ đồ thửa đất;
-
Đơn xin đăng ký biến động về sử dụng
đất (Theo mẫu);
-
Bản sao Chứng minh thư, hộ khẩu hoặc
Giấy chứng nhận hoạt động của bên góp vốn;
-
Biên bản định giá tài sản;
-
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh của doanh nghiệp và Giấy chứng nhận mẫu dấu của doanh nghiệp;
-
Văn bản của người sử dụng đất đồng
ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được góp vốn bằng tài sản gắn liền với
đất đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã,
cấp huyện theo quy định của pháp luật đối với trường hợp chủ sở hữu tài sản không
đồng thời là người sử dụng đất.
-
Bản sao Văn bản uỷ quyền đã được
công chứng chứng thực (đối với trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ
tục).
Nơi
tiếp nhận hồ sơ: Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc
chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc sở Tài nguyên môi trường.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm
kiểm tra hồ sơ, gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông
báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính
theo quy định; xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy
định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bước 4: Trả kết quả
Văn
phòng đăng kí đất đai tiến hành:
-
Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ
sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
-
Trao Giấy chứng nhận cho người sử
dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại
cấp xã.
Thời
hạn giải quyết là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Văn phòng đăng ký đất
đai có trách nhiệm trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người chủ sử dụng
đất.
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
Quỳnh Như
LUẬT VẠN THÔNG