Thủ tục thi hành án dân sự đối với vụ án tranh chấp thừa kế.
Thủ tục thi hành án dân sự đối với vụ án tranh chấp thừa kế.
VANTHONGLAW.COM - Pháp luật Việt Nam đã có quy định về trình tự, thủ tục trong việc thi hành án nói chung và trong việc thi hành án dân sự nói riêng. Tùy vào từng trường hợp, thủ tục thi hành án sẽ được điều chỉnh để có những quy định phù hợp và cụ thể hơn. Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với một vụ án tranh chấp. Một trong những loại vụ án tranh chấp tiêu biểu phải kể đến chính là án chia thừa kế. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thủ tục thi hành án dân sự đối với vụ án chia thừa kế.
Sách luật "Pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự"
- Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - Kinh nghiệm quốc tế
- Sách "Hoàng Việt Hình Luật" - Bộ luật hình sự trước năm 1945
- Nhà xây dựng trên đất nông nghiệp trồng lúa có được hợp thức hóa hay không?
- Thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Tòa án cấp nào?
Căn cứ pháp lý:
-
Luật Thihành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014; 2019
-
Nghị định
62/2015/NĐ-CP;
-
Nghị định
33/2020/NĐ-CP.
Đầu tiên, cần biết rõ về thẩm quyền thi hành án.
Theo Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 (sau đây
gọi tắt là Luật THADS), những cơ quan có thẩm quyền thi hành án bao gồm:
-
Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
-
Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
-
Cơ quan thi hành án cấp quân khu.
Bước 1. Yêu cầu thi hành án.
Căn cứ Điều 16 Luật THADS, khi ra bản án, quyết định, những cơ quan có thẩm
quyền thi hành án dân sự nói chung và đối với vụ án chia thừa kế nói riêng phải
giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền,
nghĩa vụ và thời hiệu yêu cầu thi hành án. Theo đó, Điều 30, Điều 31 Luật THADS quy định: trong thời hạn 05 năm, kể từ
ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án và người
phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra
quyết định thi hành án. Người yêu cầu có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người
khác nộp đơn hoặc trình bày qua lời nói. Nếu chọn hình thức nộp đơn thì đơn yêu
cầu phải có các nội dung sau đây:
“a)
Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b)
Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c)
Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d)
Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ)
Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
e)
Ngày, tháng, năm làm đơn;
g)
Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ
ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.”
Tuy nhiên, đối với những trường hợp
do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến việc không thể yêu cầu
thi hành án trong thời hiệu theo quy định trên thì ta có thể áp dụng Điều 4 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. Theo điều khoản này, đương sự có quyền
đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét, quyết định
về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn. Yêu cầu thi
hành án quá hạn phải kèm theo tài liệu chứng minh lý do không thể yêu cầu thi
hành án đúng hạn. Nếu chứng minh được, thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự
kiện bất khả kháng sẽ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Bước 2. Ra quyết định thi hành án.
Theo Khoản 1 Điều 36 Luật THADS, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được yêu cầu thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra
quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án. Nhưng nếu thuộc trường hợp
được quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật
THADS thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền sẽ chủ động
ra quyết định thi hành án mà không cần yêu cầu thi hành án trong thời hạn 05
ngày làm việc hoặc 03 ngày làm việc hoặc phải ra ngay quyết định thi hành án
tùy từng trường hợp cụ thể.
Bước 3. Gửi quyết định về thi hành án.
Điều 38 Luật THADS quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày ra quyết định, các quyết định thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát
nhân dân cùng cấp. Riêng Quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án, cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.
Bước 4. Thông báo về thi hành án.
Theo quy định tại Điều 39 Luật THADS, khi đã có quyết định
về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và các văn bản khác có liên quan đến
việc thi hành án, phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên
quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó trong thời hạn
03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự
tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Việc thông báo được thực
hiện theo các hình thức sau đây:
“a) Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo
quy định của pháp luật;
b) Niêm yết công khai;
c)
Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.”
Chi phí thông báo do người phải thi hành án
chịu, trừ trường hợp pháp luật quy định ngân sách nhà nước chi trả hoặc người
được thi hành án chịu.
Bước 5. Xác minh điều kiện thi hành án.
Việc xác minh điều kiện thi hành
án là bước không thể thiếu trong công tác thi hành án, giúp xác định được hồ sơ
thi hành án này đã đủ điều kiện để thi hành án, tổ chức việc thi hành án hay
chưa. Theo quy định tại Điều 44 Luật THADS, nếu thuộc trường hợp chủ động ra quyết
định thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh điều kiện thi hành án
của người phải thi hành án. Nếu thi hành án theo đơn yêu cầu và người được thi
hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều
kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên
tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản, kèm theo tài
liệu chứng minh và ghi rõ các biện pháp đã áp dụng nhưng không có kết quả.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ
ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện
thi hành thì Chấp hành viên sẽ tiến hành xác minh điều kiện thi hành án. Riêng
trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến
hành xác minh ngay. Việc xác minh phải được lập thành biên bản, thể hiện đầy đủ
kết quả xác minh và có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, Ủy ban nhân dân, công
an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh.
Bước 6. Thi hành án.
Theo Điều 45, Điều 46 Luật THADS, thời hạn tự nguyện thi hành án là 10
ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc
được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Trường hợp cần ngăn chặn người phải
thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành
án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm thi hành án
được quy định tại Khoản 3 Điều 66 Luật
THADS, gồm:
“a) Phong tỏa tài khoản;
b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
c) Tạm
dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. ”
Nếu hết thời hạn nêu trên, người phải thi hành
án có điều kiện thi hành án (có tài sản) mà không tự nguyện thi hành án sẽ bị
cưỡng chế thi hành án bằng một số biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định
tại Điều 71 Luật THADS như sau:
“1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá
của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản
đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc
người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”
Bước 7. Thanh toán tiền thi hành án.
Căn cứ Điều 47 Luật THADS, số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí
thi hành án sẽ được thanh toán theo thứ tự sau đây:
“a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc,
trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
b) Án phí, lệ phí Tòa án;
c)
Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.”
Trường hợp cưỡng chế giao nhà là
nhà ở duy nhất của người phải thi hành án cho người mua được tài sản bán đấu
giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các khoản nghĩa vụ thi hành án mà người
thi hành án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trước khi
làm thủ tục chi trả cho người được thành hành án thì Chấp hành viên trích lại từ
số tiền bán tài sản một khoản tiền để người phải thi hành án thuê nhà phù hợp với
giá thuê nhà trung bình tại địa phương trong thời hạn 01 năm. Nghĩa vụ thi hành
án còn lại được tiếp tục thực hiện theo thứ tự nêu trên.
Bước 8. Kết thúc thi hành án.
Cuối cùng, việc thi hành án sẽ
đương nhiên kết thúc nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 52 Luật THADS như sau:
“1. Có xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc đương sự đã thực
hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình.
2. Có quyết định đình chỉ thi hành án.”
Anh Thư
CÔNG TY LUẬT VẠN THÔNG
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ