Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh chế biến gỗ.
VANTHONGLAW.COM - Cuộc sống hiện đại, các sản phẩm gia dụng, đồ dùng văn phòng làm bằng các nguồn nguyên liệu mới như xốp, nhựa, len, silicon,… xuất hiện ngày càng nhiều với mức giá rẻ, màu sắc, mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, các đồ thủ công mỹ nghệ làm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên như gỗ vẫn được một lượng lớn khách hàng lựa chọn. Với khoảng 4.500 doanh nghiệp, thu hút hàng vạn công nhân và trên một triệu hộ nông dân trồng rừng nguyên liệu, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Điều kiện, quy trình thành lập doanh nghiệp kinh doanh chế biến gỗ được rất nhiều người quan tâm.
Bài liên quan- Thủ tục góp vốn là quyền sử dụng đất và là tài sản chung của vợ chồng
- Căn cứ pháp lý để đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/sổ đỏ bị người khác chiếm giữ
- Mua bán nhà, đất bằng Vi bằng là gì? Nhà nước có cấm hay không?
Để hiểu rõ hơn cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý:
Thông
tư số 07/LS-CNR Hướng dẫn thực hiện quyết định số 14-CT ngày 15 tháng 1 năm
1992của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giao cho Bộ Lâm nghiệp thống nhất
quản lý nhà nước về công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản khác
Nghị định
số 40/2019/NĐ-CP;
Nghị định
79/2014/NĐ-CP;
Nghị định
số 18/2015/NĐ-CP;
Luật
doanh nghiệp 2014.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp:
Kinh doanh chế biến gỗ là một ngành nghề đặc biệt. Vì vậy để thành lập
doanh nghiệp kinh doanh chế biến gỗ cũng cần đáp ứng một số điều kiện sau:
Doanh nghiệp thành lập hợp pháp;
Có cơ sở, phân xưởng lớn để chứa gỗ;
Xưởng chế biến gỗ phải đảm bảo an toàn về các
điều kiện phòng cháy, chữa cháy, vấn đề môi trường;
Nếu doanh nghiệp trực tiếp khai thác gỗ phải có
giấy phép của kiểm lâm,…
Các
thủ tục cần thiết trong quá trình thành lập doanh nghiệp:
Thủ tục
đăng ký thành lập doanh nghiệp:
Trước hết, khách hàng cần xác định loại hình công ty mà mình dự định hoạt
động: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH ( một thành viên/ hai thành viên trở
lên) hoặc Công ty cổ phần.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh
nghiệp gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty phù hợp với từng loại hình
doanh nghiệp;
Danh sách thành viên/ cổ đông công ty kèm theo
giấy tờ chứng thực cá nhân ( Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu).
Trường hợp cổ đông/thành viên góp vốn là tổ chức thì cần cung cấp Giấy CN ĐKKD/
Giấy CN ĐKDN kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người
đại diện theo uỷ quyền của tổ chức; Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ
chức;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp
doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi
hành;
Giấy ủy quyền cho tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ và
nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn giải quyết: Sau 03
ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan
đăng ký kinh doanh sẽ ra Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến
hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày; khắc dấu và công bố mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh
doanh.
Xin Giấy phép chế biến gỗ và lâm
sản khác:
Theo hướng dẫn tại điểm a khoản 2 mục III Thông tư số 07/LS-CNR của Bộ
Lâm nghiệp, các ngành hàng kinh doanh chế
biến gỗ phải xin giấy phép, gồm:
Cưa xẻ gỗ tròn thành gỗ bán thành phẩm.
Chế biến gỗ thành các loại ván, nhân tạo: ván
bóc, ván dán ép, ván ghép thanh, ván lạng, ván dăm, ván sợi ép;
Chế biến gỗ thành dăm gỗ, mảnh gỗ, bột gỗ làm
nguyên liệu giấy.
Đồ mộc, gồm: mộc gia dụng, mộc nội thất, mộc
xây dựng, mộc mỹ nghệ, mộc phục vụ giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thể
dục thể thao, văn hoá giáo dục và mộc phục vụ các ngành sản xuất khác.
Hồ sơ xin giấy phép gồm:
- Đơn xin giấy phép chế biến gỗ và lâm sản khác (mẫu ở phụ lục Ia, Ib Thông
tư số 07/LS-CNR);
- Quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh đã có;
- Bản thuyết minh, giải trình các nội dung sau:
+ Tổng công suất thiết kế, sản lượng hàng năm, sản phẩm và quy cách sản
phẩm xuất khẩu;
+ Nguồn nguyên liệu thông qua liên doanh, liên kết, trao đổi, mua bán hoặc
gia công v.v. theo địa chỉ cụ thể (kèm theo hợp đồng);
+ Giải pháp về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.
Thời hạn xem xét và cấp giấy phép là 45 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đối với doanh nghiệp có đủ
điều kiện. Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan cấp giấy phép sẽ thông báo bằng
văn bản cho doanh nghiệp, đồng thời gửi cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định
thành lập cấp giấy phép kinh doanh, cơ quan sáng lập, trọng tài kinh tế tỉnh biết.
Kể từ ngày ký, giấy phép được cấp có giá trị 5 năm đối với doanh nghiệp Nhà nước
và 3 năm đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cơ quan cấp giấy phép gửi bản
sao giấy phép được cấp cho các cơ quan hữu quan.
Xin Giấy phép phòng cháy chữa
cháy:
Theo quy định tại khoản 17 Phụ lục I Nghị định 79/2014/NĐ-CP thì kho hàng hóa, vật tư cháy được thuộc diện
quản lý phòng cháy chữa cháy.
- Giải quyết việc mua đất dự án nhưng không nhận được đất như thế nào?
- Nhà xây dựng trên đất nông nghiệp trồng lúa có được hợp thức hóa hay không?
- Thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Tòa án cấp nào?
Hồ sơ xin cấp Giấy phép phòng
cháy chữa cháy bao gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa
cháy (theo mẫu);
Bản sao chứng thực giấy chứng nhận thẩm quyền về
phòng cháy và chữa cháy; văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với
những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới cần
phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy khi hoán cải hay đóng mới; bản
sao chứng thực biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các
cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới khác;
Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng
cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị (theo mẫu);
Các phương án chữa cháy;
Quyết định về việc thành lập đội phòng cháy, chữa
cháy cơ sở;
Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc
phòng cháy, chữa cháy.
Đăng
ký kế hoạch bảo vệ môi trường:
Theo khoản 11 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 18
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, các dự án
sau đây phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường:
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ
từ gỗ tự nhiên công suất dưới 5.000 m3 sản phẩm/năm;
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất ván ép công
suất dưới 100.000 m2/năm;
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng
diện tích kho, bãi, nhà xưởng dưới 10.000 m2.
Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi
trường gồm:
01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi
trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định này;
03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản
điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định này;
01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản
điện tử).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm
quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế
hoạch bảo vệ môi trường theo Mẫu số 03 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định này.
Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do
(trong đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần).
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ