Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - Kinh nghiệm quốc tế
VANTHONGLAW.COM - Năm 2015 là năm tuyệt vời cho Luật pháp Việt Nam, thông qua việc sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định mới trong các văn bản, các Bộ luật như Luật Dân sự, Luật Hình sự,...Và trong Bộ Luật Hình sự đã có một sự thay đổi vượt bất đó là “Chịu trách nhiệm đối với pháp nhân” và chắc chắn việc thay đổi này sẽ góp phần hiệu quả rất lớn trong việc thi hành Luật pháp, Luật Hình sự đối với các hành vi phạm tội , các chủ thể phạm tội Pháp nhân mà trước đây còn nhiều vướng ngại.
Bài liên quan
>>> Lập di chúc như thế nào để đúng luật
>>> Mô hình đại lý ngân hàng tại Malaysia - Kinh nghiệm cho Việt Nam
>>> Các loại đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013
Trước đây tư duy của mỗi người là trách nhiệm hình sự chỉ được dung cho chủ thể duy nhất là cá nhân, người có điều kiện và dễ dàng thực hiện những hành vi phạm pháp. Tuy nhiên, khi nên kinh tế càng phát triển, sự vi phạm pháp luật của tổ chức ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm, kéo theo yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm đã được đặt ra.
Vì vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân còn rất mới đối với pháp luật Việt Nam, nên trong quá truy cứu trách nhiệm đối với các pháp nhân vẫn còn nhiều trở ngại. Để giải quyết những chướng ngại này thì song song với việc thi hành các quy định về trách nhiệm hình sự đối với các pháp nhân thương mại thì đi đôi với nó vẫn là quá trình học hỏi và ứng dụng các quy định của nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được nhiều thành quả trong việc truy cứu TNHS của pháp nhân, trong đó có 2 quốc gia rất tiêu biểu mà tôi xin được đề cập đến là đất nước Singapore và Mỹ.
Đất nước Singapore và Mỹ
Singapore một trong số những quốc gia phát triển hàng đầu châu Á, quốc gia có nhiều nét văn hóa tương đồng với Việt Nam và cũng áp dụng hệ thống Civilaw, vì vậy pháp luật hình sự Singapore có thể được coi là tương đối phù hợp để nghiên cứu, so sánh với các quy định tương ứng của Việt Nam, từ đó Pháp luật Hình sự Việt Nam có thế thấy đươc những góc nhìn mới, những kinh nghiệm cấn học hỏi, nhằm để hoàn thiện chế định trách nhiệm hình sự của Pháp nhân thương mại trong BLHS Việt nam.
Mỹ như các bạn đã biết là một trong những cường quốc dẫn đầu về nền kinh tế, Chính trị. Để một quốc gia có một sự phát triển toàn diện thì Luật Pháp là một phần rất quan trọng, trong việc điều chỉnh và chi phối các hoạt động của xã hội để có một sự thống nhất về quy cách ứng xử, quy cách làm việc theo pháp luật. Ở Mỹ mặc dù dưới “Hiến pháp Mỹ, quyền lực để áp đặt TNHS nhìn chung là dành chủ yếu cho các tiểu bang,” và do đó “luật hình sự của Mỹ được thể hiện trong năm mươi hai bộ luật hình sự khác nhau” vẫn còn có những tương đồng giữa các bộ luật, “do ảnh hưởng từ Bộ luật hình sự mẫu của Viện nghiên cứu luật Mỹ.
Sau khi xem xét hai quốc gia là Singapore và Mỹ quy về quy định và điểm tương đồng trong TNHS đối với pháp nhân đã thể hiện rõ 2 nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, nguyên tắc Đại diện
* Nguyên tắc đại diên được xây dựng trên trách nhiệm thay thế, để truy cứu TNHS của cá nhân mà không đòi hỏi chứng minh lỗi. Trách nhiệm thay thế có hai điều kiện để truy cứu TNHS của tổ chức:
- Nhân viên, cán bộ thức hiện hành vi phạm tội trong phạm vi thẩm quyền
- Nhân viên, cán bộ có ý định, cố ý phạm tội
* Lợi ích khi áp dụng nguyên tắc thay thế:
1. Bảo đảm lợi ích an toàn của công chúng
2. Tuân thủ vô điều kiện những nghĩa vụ pháp lý
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự dựa trên hành vi khách qua của bất kỳ nhân viên nào đang làm việc cho tổ chức và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
Thứ hai, nguyền tắc Đồng Nhất Nguyên tắc nay quy tội cho tổ chức, công ty trên cơ sở người có hành vi phạm tội, thể hiện tư tưởng và chỉ đạo của Công ty, có nghĩa là khi nhân viên của công ty thực hiện hành vi phạm tội mà thể hiện ý chí của công ty thì công ty đó phải chịu TNHS về tội phạm do cá nhân này thực hiện. Nguyên tắc trách nhiệm đồng nhất thường được áp dụng cho các cán bộ cấp cao của công ty có thể thực hiện các chức năng quản lý.
=> Một công ty sẽ phạm tội nếu chứng minh được cán bộ của công ty đã đồng ý hoặc thông đồng thực hiện tội phạm hoặc hành vi phạm tội được thực hiện do lỗi vô ý của cán bộ.
Các quan điểm tiến bộ của Singapore và Mỹ về TNHS đối với pháp nhân
Sau khi tìm hiểu thông qua một số tài liệu, tôi có rút ra được những quan điểm, kinh nghiệm của Singapore và Mỹ như sau:
Thứ nhất, về nguồn của luật hình sự. Ở Việt Nam hiện này, nguồn chính của luật Hình sự là Bộ Luật Hình sự, điều này ảnh hưởng đến tính ổn định của BLHS, do sự thay đổi của đời sống xã hội, kĩ thuật lập pháp các văn bản pháp luật chuyên ngành và trong BLHS của Việt Nam có nhiều điểm không thống nhất như Điều 75 và Điều 8 của BLHS. Còn ở Singapore thì nguồn luật rất rộng ngoài các quy định trong BLHS của Singpore còn tập trung chủ yếu trong các văn bản Pháp luật chuyên ngành. Để dễ dàng trong việc sửa đổi, bổ sung các điều luật thích hợp, nhanh chóng, hiểu rõ hành vi phạm tội và kịp thời áp dụng chế tài tương ứng.
Thứ hai, về bản chất của việc quy định TNHS của pháp nhân. Quan điểm cua pháp luật Singapore chỉ coi tổ chức là chủ thể của trách nhiệm hình sự chứ không phải là chủ thể của tội phạm. Hướng đến việc chỉ có một chủ thể duy nhất thực hiện tội phạm là cá nhân và có hai chủ thể của trách nhiệm hình sự là cá nhân và pháp nhân, việc quy định trách nhiệm hình sự cá nhân của thương mại chỉ là bổ sung các quy định về chủ thể thứ hai phải chịu TNHS.
Thứ ba, mở rộng phạm vi truy cứu TNHS, pháp luật Singapore xác định chủ thể bị truy cứu TNHS ngoài cá nhân còn có tổ chức, bao gồm mọi loại hình công ty hoặc hiệp hội , hoặc bất kỳ tổ chức nào dù đã được thành lập hợp pháp hay chưa, điều nay đảm bảo áp dụng pháp luật một cách triệt để, công bằng đối với nhiều đối tượng.
Thứ tư, ở Singapore không giới hạn phạm vi tội danh truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tổ chức, vì các quy định và hình phạt nằm trong các văn bản pháp luật chuyên ngành nên Singapore sẽ dễ dàng bổ sung các điều khoản truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tổ chức. Tuy nhiên, đối với Việt Nam đây là trong giai đoạn đầ áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mai, nên BLHS Việt Nam tập trung vào một số tội phạm điển hình, thường xuyên xảy ra vi phạm, có mức độ nguy hiểm nhất định và dễ chứng mình, điều nay thể hiện qua BLHS Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại chỉ với 33 tội danh. Dù vậy, pháp luật Việt Nam phải thật nhanh chóng để mở rộng phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
Thứ năm, về chế tài đối với pháp nhân, ở Việt Nam hiện tại về mặt chế tai, hình phát đối với pháp nhân rất đa dạng như: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn,...Điều này là không thật sự cần thiết vì theo chế tài Singapore, Mỹ và các nước phát triển thì hình phạt tiền đã đủ sức răng đe các tổ chức pháp nhân, còn việc đình chỉ hoạt động hay những cánh đóng cửa các tổ chức sẽ mang lại hệ lụy không hề nhỏ vì nếu làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến các cổ đông, nhân viên, những người lao động,... Cuối cùng dẫn đến việc nền kinh tế bị ảnh hưởng. Vì vậy, Việt Nam nên cân nhắc khi áp dụng các hình phạt này đối với pháp nhân thương mại.
Việc tìm hiểu, học tập và áp dụng các biện pháp của các nước phát triển như Singapore, Mỹ về quy định pháp luật đối với các pháp nhân thương mại sẽ là hoạt động hết sức thiết thực để phần nào giúp ích cho qua trình sửa đổi, hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam hiện hành và giải quyết các bất cập mà các cơ quan tòa án đang gặp phải đối với Pháp nhân thương mại.
=====================================================================
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
Luật Vạn Thông