Vợ chồng không đăng ký kết hôn, giải quyết tranh chấp tài sản như thế nào?

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn

VANTHONGLAW - Hiện nay, tình trạng các bạn trẻ, các cặp đôi sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, đã không con quá xa lạ với cộng đồng. Theo báo Lao Động thì tình trạng trên xuất hiện rất nhiều ở các xí nghiệp, các khu nhà trọ gần các khu công nghiệp lớn. Với cầu nói thường thấy “Thương nhau là ở tấm lòng, quan trọng chi trên giấy tờ, với lại nhiều chi phí tốn kém” hay là “Không thích sự ràng buộc, nếu sau nay không hợp nữa thì sẽ dễ dàng giải quyết”,...Nhưng trên thực tế, không ít những kết quả đáng buồn cho chính bản thân những cặp đôi này.

Bài liên quan
>>> Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - Kinh nghiệm Singapore, hoa Kỳ cho Việt Nam
>>> Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh - Luật sư Đỗ Đăng Khoa
>>> 
Một số quy định pháp luật về xây dựng, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất chưa có "sổ đỏ"

Theo như tình trạng trên, thì về mặt cộng đồng có thể là được thừa nhận về quan hệ vợ chồng, nhưng về mặt pháp lý thì điều này hoàn toàn không, theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Luật Hôn Nhân và Gia đình (sau đây gọi tắt là HN&GĐ) quy định như sau: 

Điều 9. Đăng ký kết hôn 

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.” 

Như vậy, khi vợ chồng sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn thì sẽ không được pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng, không phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ với nhau. Đặc biệt là nếu trong thời gian sống chung với nhau mà có con chung thì khi làm giấy khai sinh cho con vẫn sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng về thông tin của cha (hoặc mẹ) sẽ không đầy đủ.  

Trường hợp sống chung nhưng không đăng ký kết hôn thì khi cả hai quyết định không sống chung nữa nhưng đã có con chung và có xây dựng tài sản chung với nhau thì pháp luật sẽ giải quyết như sau:

  1. Cẩm Nang Pháp Luật Cá Nhân Và Gia Đình
  2. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (Ban hành theo TT số 107/2017 của BTC)
  3. Bình luận Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 và các VBHD thi hành

1. KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, NHƯNG CÓ CON CHUNG 

Điều 15 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định như sau: 

“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.” 

Như vậy, khi không đăng ký kết hôn nhưng có con chung thì vẫn đươc pháp luật thừa nhận. Nếu như có tranh chấp về quyền nuôi con sau ly hôn thì phải được xử lý theo đúng quy định tại Điều 81 của Luật HN&GĐ, cụ thể:  

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn 

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. 

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” 

Như vậy, sau khi ly hôn thì cả hai có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, người cấp dưỡng, nhưng nếu không thỏa thuận được thì: 

- Tòa án sẽ giải quyết giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; 

- Con dưới 36 tháng tuổi sẽ để mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác; 

- Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. 

Và khi thực hiện việc nhận nuôi con cái phải theo quy định của pháp luật. Đối với các hành vi bắt con về nuôi mà không theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án thì là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý. 

  1. Ly Hôn Gặp Khó Biết Hỏi Ai
  2. Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Từ Thế Kỷ X Đến Nay: Lịch Sử Và Thực Tại (Sách Chuyên Khảo)
  3. Hướng Dẫn Thực Hiện Kế Toán Nhà Nước Và Nghiệp Vụ Kho Bạc (TABMIS) - Chế Độ Kiểm Soát Thu Chi, Thanh Toán Qua Kho Bạc Và Hệ Thống Mục Lục Ngân Sách Nhà Nước Mới Nhất 2013

2. KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN NHƯNG CÓ TẠO LẬP TÀI SẢN CHUNG 

Điều 16 Luật HN&GĐ quy định như sau: 

“Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn 

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.” 

Như vậy, trong trường hợp hai người trong lúc sống chung với nhau có hình thành tài sản do hai người cùng tạo lập thì khi ly hôn tài sản sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ Luật Dân sự và các luật khác có liên quan. 

Do đó, khi chia tài sản thì cả hai đều có quyền chứng mình về phần tải sản mà mình tạo lập và đóng góp. Tại Khoản 2 Điều 16 của Luật này có ghi rõ đối với trường hợp khi “giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”. 

Tại Khoản này thể hiện rõ việc người phụ nữ sẽ mất mát rất nhiều về quyền lợi đối với tài sản khi chỉ nhận được khoản tiền bằng với lợi ích hợp pháp của phụ nữ, công việc nội trợ, công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập. Nhưng đối với việc ly hôn nhưng có đăng ký kết hôn, thì trừ tài sản riêng của vợ, chồng thì tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ được chia đều cho cả 2. 

Việc ở với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy cho cả hai về quyền lợi, không được công nhận về mặt pháp lý dẫn đến quyền lợi được bảo đảm về mặt pháp luật không có. Ở phần người phụ nữ sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn đàn ông, tuổi xuân đã hết, nhan sắc phai tàn, danh tiết mất mát và có thể cả hậu quả của giải quyết những lần mang thai ngoài ý muốn. Điều nay sẽ làm cho người phụ nữ rất khó làm lại cuộc đời khi phải chịu nhiều hậu quả đau thương. 

Về phần con, vì không có sự ràng buộc về mặt pháp lý nên khi tình cảm giữa hai người không còn sâu đậm, sẽ dễ dàng dẫn đến suy nghĩ đường ai nấy đi, lúc này các thủ tục về nhận cha con, quyền nuôi con, kiện đòi cấp dưỡng cho trẻ,...sẽ rất phức tạp và có thể sẽ để lại trong đứa trẻ một rào cản về tâm lý, dễ dàng dẫn đến mặc cảm và tự ti sau nay.

============================================
Khách hàng có nhu cầu "Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản chung, con chung của vợ chồng có đăng ký - không có đăng ký kết hôn", vui lòng liên hệ:


Trụ sở TP. HCM: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
CN Bình Phước: 67 Trừ Văn Phố, KP. Phú Bình, P. An Lộc, TX. Bình Long, Bình Phước
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001 - 0904 434 255
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com

BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ
Quang Long
Powered by Blogger.