Đã xét xử phúc thẩm xong, có thể đề nghị xét xử tiếp được không?

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Cơ chế xét xử tại tòa án Việt Nam theo chế độ xét xử hai cấp, gồm cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, cấp xét xử sơ thẩm (xét xử lần đầu tiên) thường là Tòa án nhân dân cấp quận/huyện. Sau khi xét xử sơ thẩm, nếu các bên không đồng ý phán quyết của Tòa án thì có quyền kháng cáo lên tòa án cấp trên - cấp tỉnh/thành phố, để xét xử phúc thẩm. Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành ngay trong ngày Tòa tuyên án. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đương sự có quyền yêu cầu xét xử thêm một lần thứ ba.

Bài liên quan
>>> Điều kiện mua nhà ở xã hội năm 2021
>>> Bộ Công thương hỏa tốc công bố Danh mục hàng hóa thiết yếu
>>> Bố mẹ chồng cho đất vợ có được hưởng không?
>>> Mẫu Đơn xin ly hôn đơn phương theo quy định mới nhất
>>> Tranh chấp tên doanh nghiệp giải quyết như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định:

Điều 17. Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm 
[...] 2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật, sau khi đã có bản án, quyết định của hai cấp tòa sơ thẩm, phúc thẩm, nếu một trong các bên hoặc các bên đương sự nhận thấy quá trình xét xử hoặc nội dung bản án, quyết định có vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án cấp trên xem xét lại quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc xem xét lại này có thể "hiểu nôm na" là xét xử vụ án lần thứ ba nhưng lại theo quy định, trình tự, thủ tục tố tụng khác với hai lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm.

Về cơ quan tòa án có thẩm quyền "xét xử lần thứ ba" theo quy định hiện nay sẽ là:

- Tòa án nhân dân cấp cao, nếu cấp xét xử phúc thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố.

- Tòa án nhân dân tối cao, nếu cấp xét xử phúc thẩm là Tòa án nhân dân cấp cao.

Ngoài ra, để nộp đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại Tòa án nhân dân cấp cao nào, đương sự, người dân cần lưu ý địa phương tỉnh, thành phố đã xét xử phúc thẩm theo quy định dưới đây:

- Theo Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành về việc thành lập 03 Tòa án nhân dân cấp cao, bao gồm: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. 

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.

Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Đà Nẵng; các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Turn và ĐắkLắk.  

Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có trụ sở đặt tại thành phố Đà Nẵng.

+ Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành pho cần Thơ; các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Binh Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Đắk Nông, Lâm Đồng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang.  

Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, người dân cần lưu ý, đối với việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì đương sự trong vụ án chỉ được quyền gửi đơn đến địa chỉ Tòa án tương ứng nêu trên, việc xem xét, xét xử sẽ do Tòa án tự thực hiện và không có sự tham gia của đương sự, ngoài trừ trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết sẽ triệu tập đương sự theo yêu cầu xét xử.

Người dân tham khảo các thông tin sau để đề nghị "xét xử lần thứ ba" như dưới đây:

- Hướng dẫn viết Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

- Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm

- Hướng dẫn viết Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm

- Mẫu Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm.


-----------------------



Khách hàng có nhu cầu "Nộp đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ

Luật Vạn Thông
Powered by Blogger.