Bán hàng online và những điểm cần lưu ý.

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19

VANTHONGLAW - Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc bán hàng online đang dần trở thành xu hướng vì dễ dàng tiếp cận được đa dạng nguồn khách hàng cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên những quy định pháp luật điều chỉnh hình thức bán hàng này không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là tổng hợp các quy định pháp luật có liên quan mà những người bán hàng Online cần biết trong hoạt động kinh doanh bán hàng online

Bài liên quan
>>> Xử phạt người dùng smartphone không cài đặt Bluezone theo tình hình thực tế của địa phương.
>>> Từ 01/7/2021, người dân xác nhận nơi cư trú như thế nào?
>>> Hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý tài sản trong giao dịch cầm cố tài sản
>>> Nhận tiền chuyển khoản nhầm có nghĩa vụ hoàn trả không?
>>> Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - Kinh nghiệm quốc tế

CƠ SỞ PHÁP LÝ:
- Luật Giao dịch điện tử 2005;
- Luật Thương mại 2005;
- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;
- Thông tư số 47/2014/TT-BTC;
- Nghị định số 39/2007/NĐ-CP;
- Nghị định 185/2013/NĐ-CP;
- Thông tư số 92/2019/TT-BTC. 

BÁN HÀNG ONLINE LÀ GÌ? 

Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể rõ ràng về hình thức kinh doanh bán hàng online nhưng dựa trên thực tế có thể hiểu rằng bán hàng online là việc quảng bá sản phẩm qua các kênh mạng xã hội online nhằm giới thiệu các sản phẩm tới khách hàng. Từ đó, khách hàng chỉ cần trao đổi thông tin với người bán và đặt giao tới tận nhà mà không cần phải tốn thời gian công sức để đến tận nơi tìm hiểu rồi mới mua về. 

CÁC HÌNH THỨC BÁN HÀNG ONLINE PHỔ BIẾN 

- Bán hàng trên sàn Thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,…
- Bán hàng trên các trang mạng xã hội khác: Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, Youtube,… 

BÁN HÀNG ONLINE CÓ CẦN ĐĂNG KÝ KHÔNG ? 

 Bán hàng trên các website trực tuyến phải đăng ký kinh doanh. 

Theo Điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử thì thương nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ: Sàn giao dịch thương mại điện tử; khuyến mại trực tuyến; đấu giá trực tuyến phải đăng ký với Bộ Công Thương.  

 Bán hàng trên mạng xã hội không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. 

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh: 

“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “Thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: 

a) Buôn bán dong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong 

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; 

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; 

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; 

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; 

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. Như vậy, chỉ những người thành lập website thương mại điện tử mới phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh còn những người bán hàng online trên mạng xã hội thuộc đối tượng không bắt buộc phải thực hiện thủ tục này. Tuy nhiên việc mua bán vẫn phải chịu sự điều chỉnh của những quy định pháp luật có liên quan. 

CÁC MẶT HÀNG BỊ HẠN CHẾ KINH DOANH TRÊN CÁC WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BTC, các loại hàng hóa bị hạn chế kinh doanh trên các website thương mại điện tử bao gồm: 

- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ;
 điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác;
- Rượu các loại;
- Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm, bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến;
- Các hàng hóa hạn chế kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. 

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁN HÀNG TRÊN SÀN GIAO DỊCH TƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Theo Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (viết tắt “Nghị định 52/2013/NĐ-CP”), người bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử hay còn gọi là trên các website phải có trách nhiệm sau: 

– Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ;
– Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như giá cả, phương thức vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, …
– Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
– Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử;
– Tuân thủ quy định về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ;
– Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. 

CÁC LOẠI THUẾ PHẢI NỘP KHI BÁN HÀNG ONLINE 

Theo quy định pháp luật, người bán hàng Online sẽ phải đóng các loại thuế và lệ phí như sau: 

1. Lệ phí môn bài: 

Doanh thu/năm

Lệ phí môn bài phải đóng/năm

Trên 100 triệu đến 300 triệu đồng

300 nghìn đồng

Trên 300 triệu đến 500 triệu đồng

500 nghìn đồng

Trên 500 triệu đồng

1 triệu đồng

Lưu ý: 

– Cá nhân, hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài khi có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng, các cá nhân, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định;
– Cá nhân, hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm;
– Nếu sản xuất, kinh doanh trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm;
– Trường hợp không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm. 

2. Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân: 

Căn cứ theo quy định tại thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân có hoạt động kinh doanh phải nộp thuế GTGT và TNCN (sau đây gọi chung là thuế khoán) khi có mức doanh thu trên 100 triệu đồng/năm. 

Về tính thuế, áp dụng theo công thức:  

- Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
- Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN 

Trong đó: 

- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
- Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.
- Tỷ lệ tính thuế: Bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa có tỷ lệ thuế GTGT là 1%; tỷ lệ thuế TNCN là 0,5%. 

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ONLINE 

 Đối với hành vi buôn bán hàng cấm bị xử phạt như sau: 

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Phạt tiền 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.  

 Đối với hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, mức phạt tiền như sau: 

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

 Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng, mức phạt tiền như sau: 

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quỳnh Như

Powered by Blogger.