Có quyền khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái phép không?

Có quyền khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái phép không?
Có quyền khiếu nại quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái phép không?

VANTHONGLAW - Quyết định cưỡng chế thu hồi đất là việc mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành đối với những người có đất bị thu hồi, không chấp nhận thu hồi đất, sau khi các cơ quan đã thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục.

Bài viết liên quan
>>> Khi nào công ty được sa thải người lao động?
>>> Người lao động cần làm thủ tục gì để nhận hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ?
>>> Đoạn ghi âm vận chuyển bệnh - chia sẻ có vi phạm pháp luật
>>> Thông tư số 40/2021/TT-BTC có hiệu lực 1/8/2021 và người mua hàng online
>>> Xử phạt người dùng smartphone không cài đặt Bluezonee theo tình hình thực tế địa phương

Việc cưỡng chế thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền chỉ được thực hiện khi có ĐỦ các điều kiện được nêu tại khoản 2 Điều 71 Luật Đất Đai 2013, cụ thể:

- Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

*Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất. Đồng thời, trước khi thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất, Chủ tịch UBND cấp huyện phải thành lập Ban thực hiện cưỡng chế. Ban này có nhiệm vụ vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế, nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế.

Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật. Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

Trên thực tế, ngoài những hộ gia đình đồng ý với khoản tiền được bồi thường và kế hoạch tái định cư của nhà nước, thì bên cạnh đó có không ít gia đình không đồng ý với khoảng bồi thường trên. Từ đó, xảy ra tranh chấp giữa người dân và nhà nước, đi đến việc cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định cưỡng chế đối với người dân không chấp hành. Vậy người dân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật của cơ quan có thẩm quyền?

Tại khoản 1 Điều 204 của Luật Đất Đai 2013 quy định:

“1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai

Theo quy định của pháp luật trong thời hạn 1 năm kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo khoản 4 Điều 32 Luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 thì Tòa án cấp tỉnh thụ lý giải quyết bởi vì chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất là Chủ tịch UBND cấp huyện.

Như vậy, từ các quy định trên, người dân có đất bị thu hồi có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật của cơ quan, để bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình và gia đình.

 Quang Long

Powered by Blogger.