Di chúc miệng hợp pháp khi nào?

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19

VANTHONGLAW - Các vụ việc dân sự về thừa kế, chia thừa kế, hưởng phần di chúc,... là vấn đề thường gặp và được rất nhiều người quan tâm. Di chúc là thể hiện ý chí, nguyện vọng của người để lại tài sản của mình cho những người thân, cá nhân hay tổ chức. Và việc thừa kế có thể được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Có 2 hình thức để lập di chúc

- Một là di chúc bằng văn bản
- Hai là di chúc bằng miệng

Việc lập di chúc bằng văn bản có thể sẽ dễ dàng cho các bạn trong việc tìm hiểu và xác định tính trung thực của văn bản đó. Tuy nhiên, đối với việc lập di chúc bằng miệng, thì việc xác định tính trung thực của nó sẽ khó khăn hơn và được pháp luật quy định rõ ràng trong Điều 629 và Điều 630 của Bộ Luật Dân sự 2015.

Sau đây là một trường hợp cụ thể để bạn đọc có thể dàng hiểu xác định tính trung thực và hợp pháp của Di chúc bằng miệng.

Trường hợp cụ thể:

Xin chào Công ty Luật Vạn Thông, tôi là Nguyễn Minh T ngụ tại Tân Châu, Tây Ninh. Sau đây tôi có một câu hỏi về trường hợp của mình rất mong công ty Luật Vạn Thông có thể tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Vụ việc là vào ngày 12/8/2020 tôi và ba tôi có đi công tác ở Bình Dương, không may trên đường đi chúng tôi gặp tai nạn lúc trời tối khi tránh một người lái xe băng qua đường mà không bật đèn, bên kia đã nhận lỗi và sau khi thỏa thuận đã bồi thường một khoản tiền và lo tiền viện phí. Tuy nhiên, trong lúc tai nạn tôi chỉ có vết thương nhẹ ở phần đầu còn ba tôi thì khá nặng do mất rất nhiều máu. Khi gặp tai nạn, tôi có nhờ người dân ở đó gọi xe cấp cứu, trong thời gian chờ đợi ba tôi có để lại di chúc cho tôi với hình thức bằng miệng và tôi có ghi âm lại, di chúc miệng có nội dung là 60% tài sản gồm nhà, đất và một khoản tiền để lại cho tôi và em gái tôi quản lý, không có mẹ và ông bà vì đã mất sớm, 40% gồm tiền trong tài khoản thì ba tôi muốn gửi vào công ích hỗ trợ xây nhà tình thương cho người cơ nhỡ. Tuy nhiên, rất may là sau đó đã đưa ba tôi vào bệnh viện kịp lúc và nay đã đang dần hồi phục. Tôi xin hỏi quý công ty là, di chúc miệng trên của ba tôi có hợp pháp hay không và có còn hiệu lực hay không? Rất mong quý công ty tư vấn giúp tôi.

Chào bạn Nguyễn Minh T, Công ty Luật Vạn Thông cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến với chúng tôi. Công ty Luật Vạn Thông xin trả lời thắc mắc của bạn như sau:

Theo trường hợp của bạn thì di chúc trong trường hợp này là di chúc với hình thức bằng miệng và căn cứ theo Điều 629 và Khoản 5 Điều 630 của BLTTDS 2015 quy định như sau:

“ Điều 629: Di chúc miệng

1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

2. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

 Điều 630: Di Chúc hợp pháp

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình từ trước mặt ít nhất là hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Qua đó xét trường hợp của anh Nguyễn Minh T, thì vào lúc người lập di chúc miệng là ba anh T khi lập di chúc phải có ít nhất hai người làm chứng và chứng thực ngay sau đó thì di chúc miệng mới có hiệu lực.

Có thể thấy trong trường hơp này thì bản di chúc miệng của ba anh đã mặc nhiên bị hủy bỏ vì ba anh vẫn còn sống và minh mẫn, theo quy định của pháp luật thì sau 3 tháng kể từ khi di chúc miệng được lập mà người lập di chúc vẫn còn khỏe và minh mẫn thì bản di chúc miệng đó mặc nhiên bị hủy bỏ.

Trên đây là câu trả lời của Công ty Luật Vạn Thông đối với trường hợp của anh Nguyễn Minh T. Cảm ơn anh đã tin tưởng, nếu như có bất kỳ thắc mắc hay cần trợ giúp về thủ tục pháp lý nào xin hãy gửi hồ sơ đến công ty hoặc liên hệ trực tiếp qua trang của Vanthonglaw.com. Trân trọng!

Quang Long

Powered by Blogger.