Điều kiện để bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là gì?

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện và Thời hiệu khởi kiện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phải có sự kết thúc của thời hiệu khởi kiện mới dẫn đến quy định về việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Là sự bổ sung cần thiết đối với xã hội, vì nó làm cho thời hiệu khởi kiện phù hợp hơn, sinh động hơn trong thực tiễn cuộc sống.

Bài viết liên quan.
>>> Mua bán, in ấn sách giả xử phạt như thế nào?
>>> Thủ tục khơi kiện đòi tiền lương như thế nào?
>>> Di chúc miệng hợp pháp khi nào?
>>> Quy định pháp luật về xử lý tài sản trong giao dịch cầm cố tài sản.
>>> Tranh chấp tên doanh nghiệp giải quyết thế nào?

Vậy thời hiệu khởi kiện là gì? Khi nào thì bắt đầu và chấm dựt quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể?

Tại Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện như sau:

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Do đó, bất kỳ loại thời hiệu nào cũng có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày, người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, trong trường hợp bên bị xâm phạm quyền và lợi ích chưa biết hoặc buộc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm thì chưa tính thời hiệu khởi kiện. Ngược lại, nếu như bên bị xâm phạm đã biết hoặc buộc phải biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, nhưng không thực hiện việc khởi kiện trong thời hiệu khởi kiện, thì về nguyên tắc sẽ “mất quyền khởi kiện”.

Song không phải trong mọi trường hợp khi kết thúc thời hạn khởi kiện thì đều mất quyền khởi kiện. Như đã đễ cập ở trên, việc “Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện” xuất hiện khi một thời hiệu khởi kiện kết thúc. Vậy điều kiện nào để có thể bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện.

Tại Điều 157 Bộ luật dân sự 2015 quy định, cụ thể:

“ 1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

c) Các bên đã tự hòa giải với nhau.

2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.”

Do đó căn cứ các quy định trên, dù còn thời hiệu hay đã hết thời hiệu khởi kiện, chỉ cần người có nghĩa vụ vẫn thừa nhận nghĩa vụ của mình với người khởi kiện và chỉ cần họ thừa nhận một phần nghĩa vụ là thời hiệu khởi kiện được khôi phục trở lại.

Tuy nhiên, dù được khôi phục lại thời hiệu khởi kiện cho toàn bộ nghĩa vụ, nhưng bên khởi kiện, bên yêu cầu vẫn phải chứng mình đối với phần nghĩa vụ mà bên bị kiện, bị yêu cầu trong trường hợp không thừa nhận. Do đó, đối với phần nghĩa vụ mà bên bị kiện không thừa nhận thì Tòa án phải thu thập, tài liệu, chứng cứ; tùy theo kết quả thu thập tài liệu, chứng cứ và các quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phù hợp.

Quang Long

Powered by Blogger.