Mua bán, in ấn sách giả xử phạt như thế nào?

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Sách làm giả, sách lậu là một vấn nạn trong ngành xuất bản, in ấn hiện nay. Những người làm sách giả thường đưa ra nhiều cách thức, mánh khóe nhằm đẩy giá bìa sách lên cao, trong khi chính mình bán ra lại rất thấp; hoặc thông qua các hành vi buôn bán trái phép, nhập khống, xuất khống hóa đơn để hợp thức hóa sách giả, sách lậu để người mua với giá rẻ. Người mua những loại sách này sẽ bị thiệt hại vì chất lượng kém của sách, giấy, sắp chữ, bìa, nội dung và những công ty phát hành sách, cửa hàng phân phối cung cấp sản phẩm chất lượng sẽ bị thiệt hại rất nặng nề.

Bài liên quan

Sách giả, sách lậu có nhiều cách thức rất tinh vi để thực hiện mục đích vi phạm pháp luật của mình. Một trong số đó là việc họ sử dụng chính hình ảnh thật, thông tin, nội dung từ Nhà xuất bản chính thống để quảng cáo cho sách giả của mình. Ngoài ra, tận dụng ưu thế kết nối của mạng xã hội, họ lập ra các tài khoản ảo, tài khoản giả, trang fanpage, hội - nhóm có mục đích mua bán sách và nếu không tinh ý, xem xét kỹ lưỡng, người đọc sẽ mua nhầm sách giả ngay mà không thể khiếu nại về sau. Các đối tượng làm sách giả luôn đưa ra mức giá rẻ gấp nhiều lần so với sách thật, dùng các chiêu bài như "sách đồng giá 1K", "Sách đồng giá 19k", "thanh lý toàn bộ kho sách cũ"... để đánh vào tâm lý, thói quen ham rẻ của người dùng để tiêu thụ sản phẩm vi phạm pháp luật.

Hành vi in ấn và kinh doanh sách lậu, sách làm giả đã trực tiếp xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động in ấn đúng quy định pháp luật. Đồng thời, vấn nạn sách làm giả càng khiến cho nhận thức về tôn trọng quyền sở hữu tác giả của người dân bị ảnh hưởng, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng từ hoạt động sáng tạo, nghiên cứu, nghệ thuật của các chủ sở hữu quền tác giả. Theo Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản, tại Khoản 7 Điều 28. Vi phạm quy định về hoạt động in xuất bản phẩm đã quy định:

"7. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:  
a) In từ 1.000 đến dưới 2.000 bản thành phẩm hoặc bán thành phẩm nhưng không có quyết định xuất bản và không có bản thảo được duyệt đối với từng tên xuất bản phẩm;  
b) In xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy có số lượng dưới 500 bản hoặc thành phẩm, bán thành phẩm đối với từng tên xuất bản phẩm."

Đồng thời, in sách lậu còn vi phạm quy định tại Nghị đinh số 131/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan tại Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm  như sau:

"Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.  
Biện pháp khắc phục hậu quả:  
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này."

Ngoài ra, theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, tại Điều 192 còn quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả như sau: 

"1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
...
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;"

Luật Vạn Thông
Powered by Blogger.