Đoạn ghi âm vận chuyển bệnh - chia sẻ có vi phạm pháp luật?

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19

VANTHONGLAW - Trong vài ngày trở lại đây, diễn biến dịch bệnh COVID-19 đang ngày càng phức tạp. TP. HCM đã phải áp dụng Chỉ thị 16 và lập các chốt kiểm dịch để hạn chế việc lây lan. Trong thời gian này, một đoạn ghi âm trao đổi giữa một người nam và nữ có liên quan đến việc vận chuyển bệnh nhân đang lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Hiện chưa xác định được người đầu tiên đưa đoạn ghi âm này lên mạng. Nếu xét theo quy định hiện hành, việc làm này có vi phạm pháp luật hay không? Và việc ghi âm trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Bài liên quan

Ghi âm giọng nói có thể được xem là phạm trù thuộc về quyền nhân thân, do chủ thể bị/được ghi âm là chủ nhân của đoạn ghi âm đó và có toàn quyền sử dụng với đoạn ghi âm có nội dung lời nói của mình. Quyền nhân thân với tư cách là một thuật ngữ pháp lý, lần đầu tiên được nhắc đến trong Bộ luật dân sự (BLDS) năm 1995, nó ra đời và có ý nghĩa là cơ sở pháp lý để bảo vệ cho cá nhân tồn tại với tư cách là một thực thể, một chủ thể độc lập trong cộng đồng. Quyền nhân thân chính là quyền con người mà cá nhân đó được toàn quyền hưởng và toàn quyền tự định đoạt, có mối quan hệ hữu cơ với mỗi cá nhân kể từ thời điểm cá nhân đó được sinh ra và gắn liền với cá nhân trong suốt cuộc đời.

Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

Tuy nhiên, pháp luật hiện chưa có những quy định cụ thể về quyền ghi âm của cá nhân. Dựa theo nguyên tắc, mọi công dân được làm những việc mà pháp luật không cấm thì công dân vẫn được quyền ghi âm. Vấn đề đặt ra là người thực hiện việc ghi âm sử dụng nội dung ghi âm vào các mục đích gì? Sẽ là bất hợp pháp nếu nhằm xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Ngược lại, nếu băng ghi âm được sử dụng vào mục đích chính đáng, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, để đấu tranh phòng chống tham nhũng, dùng làm chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội thì vẫn được chấp nhận.

Theo Khoản 3 Điều 12 Luật Viễn thông quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông gồm: Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác…

Như vậy, khi nghe, ghi âm cuộc gọi của người khác mà không được sự đồng ý của người đó thì bị coi là trái pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo Điểm q Khoản 3 Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP. Đồng thời, việc phát tán, chia sẻ các nội dung ghi âm mà chưa được chủ thể trong nội dung ghi âm đồng ý có thể dẫn đến xử lý vi phạm hình sự theo Điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các cơ quan Nhà nước đang tích cực vừa áp dụng các biện pháp kiểm soát ngăn ngừa dịch lan rộng, vừa đảm bảo nhu cầu đời sống thiết yếu của người dân và đặc biệt là việc trấn án bằng các biện pháp, công việc thực tế để người dân không hoang mang, lo sợ khiến tình hình phức tạp hơn. Do đó, các hành trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến công tác chống dịch bệnh COVID-19 có thể khiến người thực hiện bị xử lý nếu có đủ cơ sở pháp luật.

Luật Vạn Thông
Powered by Blogger.