Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay.

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Bán hàng đa cấp du nhập vào Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ XX, theo  số liệu thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, tính đến hết Quý I  năm 2016, đã có 67 công ty đang áp dụng phương thức kinh doanh này (trong đó, có 54 doanh nghiệp trong nước và 13 doanh nghiệp nước ngoài). Hiện nay, cả nước có khoảng 1,2 triệu người tham gia mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp đa  cấp, tổng doanh thu trong năm 2015, khoảng 6.000 tỉ đồng tăng trưởng 6,4% so với  năm 2013.   

Bài liên quan
>>> Sách luật "Pháp luật về hợp đồng - Các vấn đề pháp lý cơ bản" - Luật sư Trương Nhật Quang
>>> Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự
>>> Người lao động cần làm thủ tục gì để nhận tiền hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ?
>>> Dự thảo Nghị định mới về "livestream bất hợp pháp".
>>> Bán hàng online và những điểm cần lưu ý.

Cho đến nay, bán hàng đa cấp mặc dù không còn mới đối với người dân Việt  Nam, nhưng vẫn là đề  tài mang tính thời sự, gây nhiều tranh luận trên phạm vi cả nước. Nếu doanh nghiệp thực hiện phương thức bán hàng đa cấp đúng nghĩa, đúng pháp luật, sẽ có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế; đó là vấn đề mang tính nguyên tắc, bất kỳ phương thức bán hàng nào cũng đều giúp cho việc phát triển sản  xuất và lưu thông hàng hóa. Xét trên bình diện rộng hơn, bán hàng đa cấp sẽ  tạo thêm việc làm và thu nhập cho nhiều người lao động; giúp cho người tiêu dùng có  thêm sự lựa chọn mua sắm, hàng hóa được giao tận nhà; giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí trung gian, chi phí quảng cáo, khuyến mại… 

Tuy nhiên, lợi  dụng lòng tin dưới hình thức những món lợi khổng lồ, nhiều công ty “ma” đã giả danh  doanh nghiệp bán hàng đa cấp nước ngoài để kéo theo hàng nghìn người kinh doanh  nhưng chưa hiểu rõ phương thức bán hàng đa cấp, để lừa đảo người tiêu dùng. Nhiều  công ty bán hàng đa cấp làm ăn chụp giựt, thu được lợi nhuận khổng lồ ban đầu rồi bỏ  trốn gây hậu quả xấu cho người tiêu dùng, bằng chứng là có đến 20 công ty bán hàng đa cấp, chiếm gần 30% công ty được cấp giấy phép ngưng hoạt động, trong đó có công  ty bị  tịch  thu giấy phép kinh doanh do hành vi lừa đảo không trung thực.  

Mỗi công ty bán hàng đa cấp có hàng ngàn người tham gia, gây ảnh hưởng đến họ với  sự  tác động xấu của phương thức kinh doanh này. Thế  là, từ một phương  thức kinh  doanh hợp pháp, bán hàng đa cấp trở thành bất hợp pháp dưới sự bóp méo của những  kẻ  lừa đảo, gây mất lòng  tin của người  tiêu dùng, khiến xã hội Việt Nam chưa coi trọng , thậm chí phản đối về bán hàng đa cấp, cho rằng đây là hình thức kinh doanh có  tính chất “lừa đảo”, đề nghị Nhà nước cấm.   

Vậy, vì sao hoạt động kinh doanh đa cấp liên tục biến tướng phức tạp, gây  hậu quả nghiêm trọng với cộng đồng xã hội, ảnh hưởng tới an ninh - trật tự? Rất  nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, hoạt động kinh doanh đa cấp biến tướng, lộn xộn  trước hết là do việc kiểm tra, quản lý kinh doanh đa cấp chưa thường xuyên, thiếu  thống nhất, khiến một số doanh nghiệp, đơn vị bán hàng đa cấp với mục đích lừa  đảo có “đất” phát triển... 

Bởi vậy, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp, các cơ quan chức năng cần sớm bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn; chủ động thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra nhằm phát hiện và xử  lý kịp thời, hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử  lý kịp  thời các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp trên địa bàn; triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân, doanh  nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn về hoạt  động bán hàng đa cấp nói chung và pháp luật quản lý hoạt động bán hàng đa cấp nói  riêng. 

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp muốn hoạt động tại các địa  phương phải có trụ sở chi nhánh, hoặc văn phòng đại diện, có người đại diện, điện  thoại cụ thể để ngành chức năng địa phương có cơ sở theo dõi, cập nhập thông tin và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm của doanh nghiệp, nhân viên kinh doanh đa  cấp. Các địa phương cũng cần chủ động tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao  nhận thức cho người dân nhận diện hành vi bán hàng đa cấp bất chính, để tránh bị  lôi kéo, “sập bẫy lừa đảo”, thận trọng, cảnh giác với các biến tướng của loại hình  kinh doanh đa cấp, có phương án bảo vệ an toàn cho người tố cáo các đơn vị kinh  doanh đa cấp có biểu hiện lừa đảo…   

Với thực tế được phân tích ở trên, nghiên cứu sinh thấy rằng, việc nghiên  cứu để xây dựng mô hình quản lý hiệu quả đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp luôn là ưu tiên hàng đầu của cơ quan chức năng, nhằm  hỗ trợ hơn nữa những người tham gia chân chính, tạo nên một cái nhìn tích cực về ngành này, đồng thời bảo vệ tối đa quyền lợi của người tiêu dùng. Từ đó, nghiên  cứu sinh đã mạnh dạn lựa chọn đề  tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán  hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học.  

Tiến sĩ Lê Bí Bo

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.