Luận văn "Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay".
VANTHONGLAW - Có thể nói sở hữu chéo là một vấn đề mang tính lịch sử và là một xu thế tất yếu trong quy luật phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, việc các tổ chức tài chính như Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính muốn tạo lập mối quan hệ kinh doanh và đầu tư lâu dài trên cơ sở các bên cùng có lợi là điều hợp lý.
Bài liên quan
>>> Dự thảo Nghị định mới về "livestream bất hợp pháp".
>>> Bán hàng online và những điểm cần lưu ý.
>>> Thông tư số 40/2021/TT-BTC có hiệu lực từ 01/8/2021 và người mua hàng online
>>> Những điểm mới của Luật quản lý thuế 2019 có hiệu lực từ ngày 01-07-2020
>>> "Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh" - Luật sư Đỗ Đăng Khoa
>>> Dự thảo Nghị định mới về "livestream bất hợp pháp".
>>> Bán hàng online và những điểm cần lưu ý.
>>> Thông tư số 40/2021/TT-BTC có hiệu lực từ 01/8/2021 và người mua hàng online
>>> Những điểm mới của Luật quản lý thuế 2019 có hiệu lực từ ngày 01-07-2020
>>> "Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh" - Luật sư Đỗ Đăng Khoa
Những phân tích trong luận văn thạc sĩ luật học về "Sở Hữu Chéo Trong Lĩnh Vực Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay" cho thấy ở một mức độ phát triển nhất định, sở hữu chéo mang lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế nói chung cũng như đối với các thành viên tham gia vào liên minh sở hữu chéo nói riêng. Tuy nhiên, khi sở hữu chéo trở nên quá phổ biến với những mục tiêu phục vụ cho một nhóm lợi ích thay vì phục vụ cho cộng đồng và các chủ thể liên quan, diễn biến phức tạp vượt quá tầm kiểm soát của Nhà nước thì trước tiên hệ thống tài chính và sau đó là nền kinh tế sẽ phải gánh chịu những tổn hại.
Đặc biệt trong những năm gần đây, sự phát triển thiếu kiểm soát của ngành tài chính - ngân hàng cùng với những ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới, tình trạng sở hữu chéo ở Việt Nam đang diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát làm nảy sinh nhiều hệ quả xấu đối với nền kinh tế. Nói một cách khác, sở hữu chéo trong hệ thống NHTM có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực nhất định tới các chủ thể trong nền kinh tế.
Đối với những tác động tích cực của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại, Chính phủ cần phải thực hiện những biện pháp khuyến khích như: cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài tiến hành đầu tư nắm giữ một tỷ lệ nhất định cổ phần của các NHTM trong nước với vai trò là cổ đông chiến lược; tăng cường mức độ minh bạch thông tin trên thị trường; phát triển thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng tạo hỗ trợ hoạt động phát hành, mua bán cổ phiếu của các ngân hàng và doanh nghiệp trong liên minh sở hữu chéo.
Ngược lại, đối với những ảnh hưởng tiêu cực, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp kiểm soát những ảnh hưởng tiềm tàng của sở hữu chéo. Các biện pháp này bao gồm các biện pháp hạn chế ngay từ đầu như các quy định về điều kiện thành lập NHTM và các công ty con, quy định về sở hữu cổ phần đối với các đối tượng này, quy định về các giao dịch mà NHTM có thể thực hiện liên quan tới sở hữu chéo; quy định về báo cáo thông tin với cơ quan quản lý và công bố thông tin đối với thị trường; tăng cường giám sát; xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm để tăng cường mức độ răn đe.
Do đó, vấn đề đặt ra là với vai trò quan trọng của hệ thống NHTM trong nền kinh tế cũng như mức độ lan truyền rủi ro của hệ thống này tới nền kinh tế khi xảy ra bất ổn đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát sự phát triển của sở hữu chéo ở mức độ hợp lý, đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng phải kiểm soát tốt những rủi ro tiềm ẩn của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần đảm bảo sự bình ổn, hiệu quả của thị trường tài chính – ngân hàng trong nền kinh tế.
Nói tóm lại, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói chung và công tác xử lý các ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng sở hữu chéo nói riêng là chặng đường gian nan với nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên liên quan. Khi thực hiện các giải pháp trong quá trình này, các cơ quan quản lý cần chú ý đến các yếu tố có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình, bao gồm: chi phí và nguồn lực cho việc xử lý sở hữu chéo; trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan liên quan; phản ứng của các nhóm lợi ích; hành lang pháp lý chặt chẽ, có tính khả thi. Kinh nghiệm quốc tế của nhiều quốc gia đã cho thấy sự thành công của quá trình minh bạch hóa cấu trúc sở hữu hệ thống ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố này.
Tham khảo luận văn tại đây.
Luật Vạn Thông