Thủ tục khởi kiện đòi tiền lương như thế nào?

 Thủ tục khởi kiện đòi tiền lương như thế nào?

VANTHONGLAW - Đối với người lao động, lương bổng và các chế độ phúc lợi luôn là một vấn đề quan trọng đặt lên hàng đầu. Trong thực tế, xảy ra nhiều trường hợp người sử dụng lao động tự ý cắt xén lương, trả lương chậm hoặc thậm chí là không trả lương cho nhân viên của mình. Vậy câu hỏi đặt ra là trong tình huống này, người lao động có quyền khởi kiện đòi tiền lương không và thủ tục khởi kiện sẽ như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài viết liên quan:
>>> Khi nào thì Công ty được sa thải người lao động? 
>>> Tranh chấp tên doanh nghiệp giải quyết như thế nào? 
>>> Người lao động cần làm thủ tục gì để nhận tiền hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ?
>>> Dự thảo Nghị định mới về "livestream bất hợp pháp".
>>> Người lao động nghỉ việc phải báo trước bao nhiêu ngày?

Cơ sở pháp lý:       
Bộ luật lao động năm 2019;
      
Bộ luật dân sự năm 2015;        
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Theo quy định Bộ luật lao động hiện hành thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn cho người lao động. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Nếu có căn cứ cho rằng công ty chi trả tiền lương trái quy định của pháp luật thì tranh chấp sẽ được giải quyết như sau:

Bước 1: Hòa giải tranh chấp thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động:
Điều 187 Bộ luật lao động 2019 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;         
2. Hội đồng trọng tài lao động;
         
3. Tòa án nhân dân.
Khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019 quy định trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;         
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
         
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
       
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
   
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
         
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Việc đòi tiền lương là tranh chấp hợp đồng lao động do đó việc tranh chấp phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

B2: Khởi kiện ra Tòa án
Nếu hòa giải không thành thì người lao động có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Thủ tục khởi kiện như sau:
Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án báo gồm:
- Đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;         
- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu (Bản sao y);
       
- Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động: Hợp đồng lao động, Biên bản thanh lý hợp đồng, bảng lương, các hóa đơn, chứng từ về việc công ty thanh toán lương,…
         
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
Tòa án có thẩm quyền giải quyết: TAND cấp huyện nơi Công ty đặt trụ sở trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Về án phí: Người lao động khởi kiện đòi tiền lương thì được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
Nếu hồ sơ hợp lệ và còn thời hiệu khởi kiện, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết. Quá trình khởi kiện sẽ diễn ra trong vòng 02 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn thêm không quá 01 tháng.

Quỳnh Như

 


Powered by Blogger.