Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Hoạt động  phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm hợp đồng  nhằm bảo  đảm trật tự và tạo sự công bằng giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng là yêu cầu  cần  thiết  trong việc  thiết lập và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh nhằm  thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế. 

Bài liên quan
>>> Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - Kinh nghiệm quốc tế
>>> Mua bán nhà đất bằng vi bằng là gì? Nhà nước có cấm không?
>>> Tranh chấp nhà đất giữa Việt kiều và người đứng tên hộ ở Việt Nam.
>>> Thủ tục khởi kiện đòi tiền lương như thế nào?
>>> Từ 01/7/2021, người dân xác nhận nơi cư trú như thế nào?

Trong những năm vừa qua, vi phạm hợp đồng thương mại có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt xuất hiện những hành vi vi phạm mang tính chất phức tạp, nghiêm trọng và vi phạm những hợp đồng  có giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn, theo số liệu thống kê những vụ vi phạm hợp đồng do tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trong 8 năm, từ năm 2006 (kể từ khi LTM 2005 có hiệu  lực) đến năm 2014, cụ thể, từ năm 2006 đến 2011 (5 năm) là 38077 vụ việc, nhưng  từ năm 2012 đến năm 2014 (3 năm) là 48524 vụ việc. 

Qua đây tác giả nhận thấy rằng, số vụ vi phạm HĐTM trong ba năm gần đây tăng lên đáng kể so với  những năm trước. Điều đó chứng tỏ  rằng, một phần nguyên nhân là do việc nhận  thức, quy định và thực thi về chế độ trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM chưa  hợp lý và đây có thể xem  là một trong những tác nhân gây ra tình trạng vi phạm  HĐTM nghiêm trọng trong giai đoạn hiện nay. Để ngăn chặn hành vi vi phạm HĐTM, chúng ta có thể  thực hiện bằng nhiều  hình thức khác nhau như đề cao đạo đức trong kinh doanh, nâng cao ý thức pháp  luật, tuyên truyền phổ  biến pháp luật cho  các  chủ  thể  kinh doanh. 

Trong đó, xác định và áp dụng đúng trách nhiệm pháp lý trong thương mại (chế tài thương mại) là  biện pháp pháp luật đặc biệt, góp phần trong việc ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi  phạm.Vì vậy, trong các văn bản pháp luật về  thương mại  như PLHĐKT, LTM  1997, nhà nước luôn có những quy định khá cụ thể về chế định trách nhiệm pháp lý  do vi phạm HĐTM.  Hiện nay, quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM  (chế tài thương mại) tiếp tục được khẳng định trong LTM 2005. 

Tuy nhiên, một số  quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM vẫn còn bộc lộ một số bất cập  gây khó khăn trong công tác áp dụng  pháp luật và giải quyết tranh chấp có liên quan. Các hành vi vi phạm hợp đồng, căn cứ áp dụng trách nhiệm, các biện pháp trách nhiệm, các trường hợp miễn trừ  trách nhiệm vẫn là các vấn đề còn tranh cãi  trong giới luật học, đặc biệt là cách thức áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý cho từng hành vi vi phạm HĐTM. Những vấn đề này cần phải tiếp tục được làm rõ  và đề xuất giải pháp pháp lý nhằm khắc phục, hoàn thiện.  

So sánh LTM 2005 của Việt Nam với PICC, CƯV và văn bản pháp luật quy  định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng của một số quốc gia (Mỹ, Pháp,  Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Nga, …) còn nhiều điểm chưa tương đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng như hiện nay đòi hỏi phải cần sửa đổi,  bãi bỏ một số quy định chưa phù hợp và ban hành những quy định mới về  trách  nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mang tính thích ứng cao theo xu hướng tiếp thu có chọn lọc những điểm tiến bộ của các văn bản pháp luật của quốc tế.  

Về lý luận, có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích về  trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng, đặc biệt là  trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM. Trong số các công trình nghiên cứu về vấn đề này, các tác giả đã có  một số ý kiến tương đồng về mặt lý luận, về các quy định pháp luật, tuy nhiên còn  một số nội dung về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM vẫn chưa thống nhất  quan điểm với nhau. 

Ngoài ra, việc quy định và áp dụng trách nhiệm pháp lý do vi  phạm HĐTM cho các thương nhân phải xác định ở mức độ khác biệt so với việc áp  dụng trách nhiệm do một cá nhân bình thường (không phải là thương nhân) vi phạm  hợp đồng dân sự. Theo đó, luật pháp hiện hành quy định chưa hoàn toàn nhất quán về hai hoạt động này. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm  hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay ” làm luận án tiến sỹ luật học.

Lê Thị Tuyết Hà

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.