Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình?

Tranh chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình?
Hộ gia đình, quyền sử dụng đất,Tranh chấp, chuyển nhượng, thừa kế đất của hộ gia đình

VANTHONGLAW - Ở Việt Nam hiện nay, chủ đề về Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là chủ đề so hot và được rất nhiều người quan tâm, vì nó liên quan đến tài sản, kinh tế, lợi ích và nguồn thu nhập của nhiều người. Vì là liên quan đến “Lợi ích” nên khi có bất kỳ tác động nào ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân hay những người có quyền trong phần đất chuyển nhượng thì hai từ “Tranh chấp” sẽ xuất hiện, điều này là việc hiển nhiên, nó không chỉ thể hiện ở cá nhân với những người trong xã hội, mà thậm chí việc tranh chấp quyền sử dụng đất còn thể hiện mãnh liệt hơn, quyết liệt hơn và thường thấy hơn ở trong Gia đình những người có cùng huyết thống, máu mủ với nhau.

Bài viết liên quan!
>>> Các vướng mắt trong thủ tục thành lập công ty mới
>>> Chỉ thị số 12-CT-TU tăng cường một số biện pháp thực hiện chỉ thị số 16-CT-TTg về phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM
>>>  Bố mẹ chồng cho đất vợ có được hưởng không?
>>> Quản lý của nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam
>>> Khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế như thế nào?

Trên thực tế không ích những trường hợp những người cùng chung huyết thống như: anh chị em ruột, chú bác, cô, dì với cháu và thậm chí cả cha mẹ với con cái cùng đưa nhau ra tòa vì tranh chấp quyền sử dụng đất. Và hôm nay, tôi muốn đưa đến cho các bạn một chủ đề về tranh chấp quyền sử dụng của hộ  gia đình “Con cái có quyền can ngăn cha, mẹ trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không?” và Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này?

Quy định của pháp luật đối với tài sản chung là đất đai của cá nhân và hộ gia đình.

* Hộ gia đình ( Con cái sống chung với cha mẹ)

Tài sản chung của hộ gia đình là đất đai thể hiện ở khoản 29 Điều 3 Luật Đất Đai 2013 quy định như sau:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Như vậy, trường hợp con cái sống chung với cha mẹ, có chung quyền sử dụng đất khi có mặt tại thời điểm được Nhà nước giao đất theo quy định trên, thì đó là tài sản chung và thông tin người dụng đất trong Giấy chứng nhận ghi rõ là Hộ gia đinh “Ông”(Hoặc bà).

* Cá nhân (Con cái không sống chung với cha mẹ)

Khi con không sống chung với ba mẹ (ra ở riêng) nhưng có mặt và có chung quyền tại thời điểm được nhà giao đất theo Khoản 29 Điều 3 của Luật Đất Đai 2013 thì lúc này Giấy chứng nhận không cấp cho Hộ gia đình sử dụng đất mà phải cấp cho cá nhân (tại trang bìa của Giấy chứng nhận sẽ ghi “Ông” (hoặc Bà), sau đó sẽ khi họ và tên, năm sinh,...

Trường hợp có chung quyền sử dụng đất nhưng không sống chung phổ biến hiện này là thành viên trong gia đình cùng nhau góp tiền nhận chuyển nhượng.

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.

Như vậy trong trường hợp này tuy có chung quyền nhưng Giấy chứng nhận được cấp sẽ không giống như khi sống chung với cha mẹ. Giấy chứng nhận sẽ không thể hiện mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng mà sẽ ghi như sau:

- Phải ghi đầy đủ họ tên của những người có chung quyền sử dụng đất

- Cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận, trừ trường hợp các chủ sở hữu có yêu cầu cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Kết luận:
Đối với cả hai trường hợp con cái ở chung hoặc không ở chung với cha mẹ nhưng có mặt và ở chung với ba mẹ tại thời điểm được nhà nước giao đất theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất Đai 2013 thì con cái có chung quyền sử dụng đất đối với phần đất được nhà nước giao cho hộ gia đình và tùy trường hợp sẽ phải điều chỉnh lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng cho phù hợp. Và con cái có chung quyền sử dụng đất thì có quyền can ngăn trong việc cha mẹ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

 Quang Long

Powered by Blogger.