Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Luật Thương mại được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày  14/6/2005 (sau đây gọi tắt là Luật Thương mại) và chính thức có hiệu lực từ  ngày  1/1/2006, thay thế Luật Thương mại năm 1997. Phải thừa nhận một điều rằng, những  người soạn thảo Luật Thương mại đã rất cố gắng trong việc khắc phục những điểm  chưa phù hợp của Luật Thương mại năm 1997 và đặc biệt là đưa vào Luật Thương mại nhiều khái niệm, quy định mới nhằm điều chỉnh một số  loại hình hoạt động thương  mại mà trước đây Luật Thương mại năm 1997 chưa đề cập tới, ví dụ: mua bán hàng  hóa qua sở giao dịch hàng hóa, nhượng quyền thương mại, logistic, tạm ngừng thực  hiện, đình chỉ thực hiện hợp đồng…  

Bài liên quan
>>> Tội phạm về việc mua bán hàng tỷ dữ liệu cá nhân
>>> Hợp thức hóa nhà đất có nguồn gốc trước năm 1975 cần làm gì?
>>> Các vướng mắc trong thủ tục thành lập công ty mới
>>> Bố mẹ chồng cho đất vợ có được hưởng không?
>>> Chính sách tiền lương mới có hiệu lực từ tháng 8/2021

Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, Luật Thương mại có nhiều quy định  tốt hơn,  có nhiều điểm mới hơn Luật Thương mại năm 1997. Tuy nhiên, khi xem xét, nghiên  cứu kỹ Luật Thương mại, có thể  thấy bên cạnh những điểm mới còn có một số khái  niệm, quy định cần phải được lý giải và làm sáng rõ hơn và một trong số đó là khái  niệm “vi phạm cơ bản” nghĩa vụ hợp đồng với ý nghĩa là căn cứ để áp dụng một số  chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại.  

Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại thì vi phạm cơ bản là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm  cho bên kia  không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp  đồng là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng các chế tài trong thương mại, như chế tài  tạm ngừng thực hiện hợp đồng, chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc chế  tài hủy  bỏ hợp đồng khi các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận về điều kiện áp dụng ba  chế tài này. Tuy nhiên, Luật Thương mại còn thiếu nhiều quy  định có tính hướng dẫn để  làm rõ hơn về khái niệm này. Bên cạnh đó, theo Điều 4  Luật Thương mại, trong trường hợp Luật Thương mại hoặc luật chuyên ngành không  quy định thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự. 

Song, Bộ luật dân sự  năm 1995 cũng như năm 2005 cũng không quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng và  các văn bản dưới luật của Việt Nam hiện hành cũng không có quy định hướng dẫn về  vấn đề này. Đây thực sự là những bất cập của pháp luật Việt Nam. Những bất cập này  nếu không được loại bỏ hay sửa đổi thì việc áp dụng ba chế tài nói trên khó có tính khả  thi. Và như vậy thì sẽ dẫn đến một thực tế là quy định “vi phạm cơ bản hợp đồng” sẽ 2    khó được áp dụng trong thực tiễn, thậm chí trao cho tòa án, trọng tài thẩm quyền lớn  trong việc xác định có hay không có vi phạm cơ bản hợp đồng.   

Trong khi đó, “vi phạm cơ bản hợp đồng” là một chế định pháp luật được sử  dụng trong Công ước Viên. Được ký kết vào năm 1980, có hiệu lực từ năm 1988, đến  nay đã có 83 quốc gia tham gia, Công ước Viên được xem là nguồn luật thống  nhất về hợp đồng MBHHQT, đã dung hòa được quan điểm của các quốc gia theo hệ  thống luật Civil Law và Common Law về vấn đề này. Công ước Viên cũng được các  nhà soạn thảo Luật Thương mại “tham khảo” và “căn cứ  các nguyên tắc của Công  ước” nhằm khắc phục sự  “chưa tương thích của Luật Thương mại với  điều ước đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới như Công ước Viên”.  

Điều 25 Công ước Viên quy định “Vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là cơ  bản nếu vi phạm đó gây tổn hại cho bên kia đến mức tước đi đáng kể những gì bên kia  có quyền kỳ vọng từ hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không tiên liệu được và một người  có lý trí cũng không tiên liệu được hậu quả đó nếu họ ở vào địa vị và hoàn cảnh tương  tự”. Tương tự Luật Thương mại, Công ước Viên cũng không đưa ra sự giải thích cụ  thể để xác định hành vi vi phạm như thế nào bị coi là vi phạm cơ bản. 

Tuy nhiên, trải  qua hơn 30 năm tồn tại, thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng MBHHQT có liên  quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng, các tòa án và trọng tài tại các quốc gia thành viên  Công ước Viên đã, căn cứ vào từng tình huống cụ thể, xác định có hay không có một  sự vi phạm cơ bản hợp đồng để làm cơ sở áp dụng chế tài hủy hợp đồng, yêu cầu thay  thế hàng hóa…theo Công ước Viên. Vấn đề đặt ra là chế định vi phạm cơ bản hợp  đồng trong Công ước Viên đặt ra những vấn đề gì trong thực tiễn áp dụng? Việt Nam  học được gì từ những quy định và vận dụng của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành viên của Công ước Viên về vi phạm cơ bản hợp đồng và Việt Nam phải đối mặt với  vấn đề gì khi không sửa đổi để hoàn thiện quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng?  

Để  trả  lời được những câu hỏi này, cần phải có sự nghiên cứu kỹ những quy  định về vi phạm cơ bản trong Công ước Viên. Đó là lý do để Nghiên cứu sinh chọn  vấn đề “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về  hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên  quan của pháp luật Việt Nam” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Luật học của mình.

Võ Sỹ Mạnh

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.