Cơ sở y tế từ chối bệnh nhân bị xử lý như thế nào?

 

VANTHONGLAW – Với số lượng người nhiễm COVID – 19 ngày càng tăng cao như hiện nay, các bệnh viện, phòng khám đang phải đối mặt với tình trạng quá tải do không đủ nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế phục vụ điều trị. Vậy nếu người dân bị bệnh nặng yêu cầu phải cấp cứu kịp thời thì nơi khám chữa bệnh có quyền từ chối bệnh nhân không. Nếu việc từ chối gây ra hậu quả thì bị xử lý như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bài viết liên quan:
>>> Tổng hợp chính sách mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc có hiệu lực từ 01/9/2021
>>> Hỗ trợ 01 triệu đồng/người cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện "03 tại chỗ"
>>> Điều kiện và thủ tục thừa kế trong công ty cổ phần
>>> Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất
>>> Những thay đổi quan trọng về đất đai có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2021

Cơ sở pháp lý:
- Luật khám, chữa bệnh năm 2009;
Nghị định số 117/2020/NĐ-CP;
- Bộ luật hình sự năm 2015.

1. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khám, chữa bệnh:

Điều 52, Điều 53 Luật Khám, chữa bệnh năm 2009 quy định:
- Trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh là tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
- Cơ sở khám, chữa bệnh chỉ được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động nhưng phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết. Trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị cho người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Như vậy, trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị cho người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám, chữa bệnh khác.
Ngoài ra, việc từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh còn là một trong những hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật khám, chữa bệnh năm 2009.

2. Không sơ cứu, cấp cứu, điều trị kịp thời cho bệnh nhân bị xử lý như thế nào?

Việc không sơ cứu, cấp cứu, điều trị kịp thời cho bệnh nhân có thể bị xử lý bằng một trong các hình thức sau:
- Xử phạt hành chính:
Căn cứ vào điểm e khoản 7 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì hành vi không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh có thể bị xử phạt hành chính với mức xử phạt từ 30 tới 40 triệu đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 06 tới 09 tháng. Người nước ngoài nếu tái phạm thì bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
- Xử lý hình sự:
Hành vi vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh mà thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo quy định tại Điều 315 BLHS năm 2015:
- Làm chết người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% trở lên;
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là từ 61% trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.
Tùy thuộc vào hậu quả gây ra mà người vi phạm có thể bị phạt tù từ 1 đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Quỳnh Như


Powered by Blogger.