Hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật Việt Nam.
VANTHONGLAW - Hợp đồng là một trong những phƣơng tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chức trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh. Hợp đồng còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự trao đổi hàng hóa trong xã hội. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trƣờng định hướng xã hội chủ nghĩa, chế định hợp đồng càng đƣợc chú trọng trong quá trình xây dựng pháp luật và xác lập, giao kết của các tổ chức, cá nhân, trong đó, hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất là một trong những loại hợp đồng được giao dịch phổ biến và sôi động nhất.
Bài liên quan
>>> Xử phạt người dùng smartphone không cài đặt Bluezone theo tình hình thực tế của địa phương.
>>> Từ 01/7/2021, người dân xác nhận nơi cư trú như thế nào?
>>> Hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý tài sản trong giao dịch cầm cố tài sản
>>> Nhận tiền chuyển khoản nhầm có nghĩa vụ hoàn trả không?
>>> Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - Kinh nghiệm quốc tế
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, hợp đồng mua bán nhà ở xảy ra với nhiều hình thức phức tạp, trong đó tình trạng hợp đồng mua bán nhà ở không tuân thủ quy định pháp luật xảy ra phổ biến, tình trạng tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở tại các tòa án ngày càng nhiều… ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự của đất nƣớc nói chung và ảnh hƣởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng nói riêng.
Tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở do nhiều nguyên nhân, trong đó là việc thiếu hiểu biết về những quy định của pháp luật đối với hợp đồng mua bán nhà ở, đặc biệt là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở của các bên tham gia, bên cạnh đó là các quy định của pháp luật về vấn đề trên còn nhiều bất cập, việc vận dụng của các cơ quan có thẩm quyền còn chưa thống nhất dẫn đến hợp đồng mua bán nhà ở không đƣợc thực hiện đúng quy định, việc giải quyết tranh chấp còn nhiều bất cập, cụ thể nhƣ các điều luật còn chƣa dự liệu hết những căn cứ để xác định hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do bị nhầm lẫn; điều luật chƣa dự liệu được trường hợp chủ thể cố tình để bản thân rơi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ hành vi của mình vào thời điểm xác lập hợp đồng; sự thiếu thống nhất trong quy định của pháp luật về hình thức đối với hiệu lực của hợp đồng; việc quy định xử lý hậu quả pháp lý khi hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu còn chung chung, không phù hợp thực tiễn…
Mặt khác, hiện nay Quốc hội đang giao cho Bộ tƣ pháp chủ trì soạn thảo Bộ luật dân sự sửa đổi. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài. Hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật Việt Nam” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
HOÀNG THỊ THU THỦY
Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw
Luật Vạn Thông st