Điều kiện và thủ tục thừa kế trong công ty cổ phần

thừa kế, công ty cổ phần, doanh nghiệp, thừa kế trong công ty cổ phần, thừa kế theo di chúc


 VANTHONGLAW Thừa kế cố phần trong công ty cổ phần là một vấn đề phức tạp nên thường phát sinh nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đối với từng trường hợp khác nhau sẽ mang lại các cách giải quyết khác nhau. Cụ thể, đối với việc thừa kế cổ phần trong công ty chủ yếu có hai trường hợp xảy ra một là thừa kế có di chúc và hai là thừa kế không có di chúc (thừa kế theo pháp luật). Chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu về điều kiện và thủ tục pháp lý của hai trường hợp trên.

Căn cứ Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tai sản chung với người khác.” Theo đó, số cổ phần trong công ty là một phần tài sản của các nhân và là di sản thừa kế khi người đó chết.

Bài viết có liên quan!
>>> Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam
>>> Quyền tự do ngôn luận thông qua mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay
>>> Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật phá sản Việt Nam
>>> Một sổ đỏ mang đi thế chấp tại nhiều ngân hàng có được không?
>>> Bảo hiểm thai sản đóng trước hay sau khi có thai?

THỪA KẾ CÓ DI CHÚC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN.

Đối với trường hợp, khi xảy các vấn đề về sức khỏe hay tại nạn không mong m

uốn đối với các đồng sáng lập của các cổ đông trong công ty cổ phần, họ hoàn toàn có quyền chỉ định người thừa kế phần đóng góp trên cho các thành viên trong gia đình, thể hiện ý chí thông qua bảng di chúc.

Nếu hình thức của di chúc tuân thủ theo quy định của pháp luật; nội dung di chúc không phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội thì di chúc này được coi là hợp pháp. Khi đó, những người được chỉ định hưởng thừa kế trong di chúc hoàn toàn có thể thừa hưởng số cổ phần được nêu trong di chúc, trừ trường hợp người thừa hưởng bị hạn chế bởi nội dung di chúc.

THỪA KẾ KHÔNG DI CHÚC HOẶC DI CHÚC KHÔNG HỢP PHÁP SẼ CHIA THEO PHÁP LUẬT

Trong trường hợp không có bảng di chúc hoặc bảng di chúc không hợp pháp thì phần tài sản thừa kế trên sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể:

Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết tiến hành khai nhận di sản.

Đồng thời tại Khoản 3 Điều 126 Luật Doanh Nghiệp năm 2014 quy định về chuyển nhượng cổ phần như sau:

“Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cô đông đó là cổ đông của công ty.” Do đó, người thừa kế cổ phần sẽ trở thành cố đông của công ty dù là thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật. Tuy nhiên, người thừa kế phần tài sản trên có quyền yêu cầu công ty mua lại số cổ phần trên hoặc chuyển nhượng, tặng cho lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần lại cho một người không phải là cổ đông trong công ty, khi đó người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.

THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Người nhận thừa kế tiến hành công chứng/chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế, những người thừa kế cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:

+ Di chúc hợp pháp của người có di sản thừa kế để lại (Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc)

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.

+ Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ gia đình, huyết thống.

+ Các tài liệu chứng minh di sản khai nhận là có thật và thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người đã chết. (Với người chết để lại di sản là cổ phần trong công ty cổ phần thì tài liệu chứng minh cần có giấy chứng nhận góp vốn do công ty cấp cho cổ đông khi tiến hành góp vốn vào công ty; sổ đăng ký cổ đông).

Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, cơ quan công chứng, chứng thực sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

 

Powered by Blogger.