Không cứu giúp người bị nạn có thể bị phạt đến 07 năm tù
Không cứu giúp người bị nạn có thể bị phạt đến 07 năm tù
VANTHONGLAW – Xã hội phát triển, con người ngày càng được tiếp cận với những nền văn minh hiện đại. Tuy nhiên kéo theo đó là một bộ phận người cũng ngày càng trở nên vô tâm, vô cảm. Nhiều người khi thấy người khác rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại chỉ biết đứng nhìn, thậm chí thản nhiên lấy điện thoại quay video, livestream câu view. Theo quy định pháp luật thì hành vi này có thể bị xử phạt đến 07 năm tù. Cụ thể như sau:
Bài viết liên quan:
>>> Có được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ không?
>>> Góp vốn bằng
quyền sử dụng đất có phải "sang tên" cho doanh nghiệp không?
>>> Đăng tin
sai sự thật trên Facebook, Zalo, website cá nhân xử lý như thế nào?
>>> Chuyển nhượng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai 2013
>>> Bố mẹ chồng cho đất vợ có được hưởng không?
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật hình sự năm 2015;
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
I. Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông:
Khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“7.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng
đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;”
Như vậy khi xảy ra tai nạn giao
thông, người được yêu cầu giúp đỡ nếu không cứu giúp người bị tai nạn thì tùy
tính chất, mức độ hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với
tổ chức.
II. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Điều 132 BLHS năm 2015 quy định về Tội không cứu giúp người
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:
“1. Người nào thấy người
khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không
cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
05 năm:
a)
Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b)
Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải
cứu giúp. 3.
Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm.
4.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Phân tích các dấu hiệu cấu thành Tội không
cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng:
1. Chủ thể: bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và
phải là người có đủ điều kiện để cứu giúp người bị nạn.
2. Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên đã xâm phạm đến nghĩa vụ
bảo vệ tính mạng của người khác mà quy tắc đạo đức trong cuộc sống và pháp luật
đòi hỏi mọi người phải tuân theo.
3. Mặt khách quan:
- Hành vi: không cứu giúp người bị nạn khi nhìn thấy người đó đang
trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
+ Người
đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người mà tính mạng của họ đang
trực tiếp bị đe dọa, đòi hỏi phải có sự cứu giúp kịp thời của người người khác.
Nếu không sẽ dẫn đến hoặc có thể dẫn đến chết người.
+ Sự
nguy hiểm này có thể do rơi vào một trong các tình huống như: bị tai nạn giao
thông, bị ngã xuống sông, hồ, ao hoặc có thể do bị bệnh tật, tai nạn lao động,…
đòi hỏi phải được cấp cứu kịp thời.
+ Người
phạm tội phải là người có điều kiện để cứu giúp nạn nhân. Cụ thể, họ có thể đưa
người bị nạn đi cấp cứu, gọi cấp cứu hoặc biết cách sơ cứu nạn nhân… để ngăn chặn
hậu quả chết người xảy ra, nhưng họ đã không hành động, tức không cứu giúp người
bị nạn.
- Hậu quả: chết người là dấu hiệu cơ bản và bắt buộc cấu thành tội
này. Nếu người đó chỉ bị thương thì không đủ điều kiện cấu thành tội này.
- Mối quan hệ nhân quả: hành vi không cứu giúp người khi người đó
đang rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là nguyên nhân dẫn đến cái chết.
4. Mặt chủ quan:
Lỗi: Người
phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi
cố ý.
Nếu đáp ứng đầy
đủ các dấu hiệu trên thì tùy tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị phạt cảnh
cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07
năm.
Quỳnh Như
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ