Quy định về ngày ký hợp đồng và hiệu lực hợp đồng.
VANTHONGLAW - Thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo nguyên tắc thường là cùng một thời điểm, cắn cứ vào thỏa thuận của hai bên hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà nguyên tắc trên sẽ bị hạn chế:
Bài viết liên quan!
>>> Vợ bỏ nhà đi đã lâu, chồng muốn ly hôn thì làm gì?
>>> Điều chỉnh hoạt động quảng cáo trong khuôn khổ pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam
>>> Hợp đông mua bán nhà ở theo pháp luật Việt Nam
>>> Khiếu nại hành chính là gì?
>>> Một số quy định cần biết khi xây dựng nhà ở riêng lẻ
Căn cứ khoản 1 Điều 401 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về “Hiệu lực của hợp đồng”
“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.”
Do đó, thời điểm hợp đồng có hiệu lực được xác định vào một trong ba thời điểm sau:
Thứ nhất, thời điểm giao kết hợp đồng:
l Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
l Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
l Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
l Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bảng.
l Hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử thì việc giao kết còn phải tuân theo các qui định đặc thù của pháp luật về giao dịch điện tử.
Thứ hai, thời điểm do các bên thỏa thuận:
Theo nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, các bên giao kết có quyền tự do về thỏa thuận của hợp đồng, có nghĩa hai bên có quyền thỏa thuận về thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Ví dụ: Các bên giao kết hợp đồng vào ngày 10/8, nhưng để xem xét tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến hướng đi, chiến lược và kết quả của hợp động, các bên đồng ý hợp đồng sẽ có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, kèm theo những quy định khác.
Thứ ba, thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo quy định của luật có liên quan.
Trên cơ sở bình đẳng và tạo lập sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi giao kết hợp đồng, các nhà làm luật quy định cụ thể các trường hợp mà hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp luật, cụ thể:
Tại Điều 458 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận được tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng ký”.
Đồng thời, tại Điều 503 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật Đất đai ”.
Như vậy, tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng cần phải lưu ý đến các yếu tố trong hợp đồng ảnh hưởng đến thời gian có hiệu lực của hợp đồng, tại thời điểm ký kết hoặc vào một thời điểm khác của hợp đồng, để tránh các tranh chấp không cần thiết xảy ra.
Quang Long