Tài sản đứng tên riêng của vợ/chồng giải quyết thế nào khi ly hôn?

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án


VANTHONGLAW - Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, chế độ về tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, nhưng vợ hoặc chồng đều có quyền sở hữu tài sản riêng nếu đáp ứng được các điều kiện của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, khi ly hôn, những tài sản như nhà đất, xe ô tô, xe máy, tàu biển... dù chỉ do vợ hoặc chồng đứng tên một mình vẫn phải áp dụng quy định về tài sản của vợ chồng để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên.

Bài liên quan

Tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản chung, ngoại trừ trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận khác. Ngoài ra, tài sản riêng của vợ, chồng còn bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Như vậy, có thể xác định gần như 99% tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung và phải chia đôi khi vợ chồng ly hôn ly hôn.

Mặc dù tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của pháp luật nhưng trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Quy định này có thể được hiểu rằng cho dù nhà, đất, tài sản là được cho riêng của vợ hoặc chồng, nhưng trong quá trình chung sống, người còn lại có đóng góp vào tài sản riêng đó thì vẫn được tính công sức, giá trị quy ra thành tiền khi phân chia tài sản ly hôn.

Cụ thể hóa nội dung trên Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP đã định nghĩa “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn. Mặc dù không nêu rõ về trường hợp cụ thể (như nhà, đất là tài sản riêng của vợ hoặc chồng), nhưng dựa trên nội dung quy định của luật và bản chất của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, hai nội dung này thể hiện việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người còn lại, thường là phụ nữ - bên yếu thế hơn.

Như vậy, tài sản riêng của vợ chồng dù chỉ do một mình vợ hoặc chồng đứng tên chủ sở hữu, nhưng trong quá trình hôn nhân đã có sự trộn lẫn vào khối tài sản chung, có cơ sở và căn cứ để chứng minh có sự đóng góp của bên còn lại cho mục đích, đời sống hôn nhân thì người này vẫn được pháp luật bảo vệ. Phần giá trị công sức đóng góp, duy trì phần tài sản riêng của người kia thường được quy đổi theo công sức lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm.

-----------------------



Khách hàng có nhu cầu "Phân chia tài sản chung, riêng của vợ chồngkhi ly hôn", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ

Luật Vạn Thông
Powered by Blogger.