Thế nào là bảo hiểm y tế đúng tuyến, các mức được hưởng phí bảo hiểm y tế?
VANTHONGLAW - Từ lâu, BHYT đã không còn mấy xa lạ đối với người dân Việt Nam. Khi đến các bệnh viện, sẽ không khó để thấy cảnh những hàng người đang đứng chờ để được duyệt hồ sơ khám bảo hiểm y tế. Trên tay với các tập hồ sơ dày, mỏng khác nhau họ sẵn sàng đừng hàng tiếng đồng hồ, chỉ mong tiết kiệm được phần nào tiền viện phí đắt đỏ.
Bài viết liên quan!
>>> Thủ tục tạm ngừng kinh doanh năm 2021
>>> Thủ tục online nhận 3,7 triệu đồng tiền hỗ trợ do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19
>>> Hướng dẫn sự dụng toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà
>>> Mẫu đơn đề nghị xem xét thủ tục tái thẩm theo quy định mới nhất
>>> Tranh chấp lao động, bảo vệ quyền lợi và bí mật của công ty
Với mục tiêu cải thiện và duy trì sức khỏe cho người dân, Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện để người tham gia BHYT được hỗ trợ phần lớn chi phí khám chữa bệnh. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà người đóng BHYT sẽ được nhận các mức hỗ trợ khác nhau, nhưng với một điều kiện quan trọng là người khám chữa bệnh phải khám ĐÚNG TUYẾN.
NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG TUYẾN?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT và khoản 7 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, các trường hợp được xác định là đúng tuyến KCB BHYT gồm:
- Khám, chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu;
- Khám, chữa bệnh tại nơi được thông tuyến;
- Khám, chữa bệnh có giấy chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu;
- Trường hợp cấp cứu;
- Khám, chữa bệnh trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung khám, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu.
MỨC HỖ TRỢ NHƯ THẾ NÀO?
Như tôi đã nói ở trên, viêc nhận được hỗ trợ bao nhiêu từ BHYT còn phù thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Tại khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 nêu rõ khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến, người dân sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng với mức hưởng:
- 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; chi phí cho một lần khám bệnh thấp hơn mức do chính phủ quy định tại địa phương, người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
- 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
- 80% chi phí khám bệnh nếu là đối tượng khác.
Ngoài ra đối với trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Các thay đổi về chính sách cũng như quy định trên của Nhà nước đối với BHYT thật sự đã giúp cho cuộc sống người dân được cải thiện được rất nhiều về sức khỏe, khi được tiếp cận với những phương thức điều trị tiên tiến nhưng với một mức phí rẻ và phù hợp với người dân.