Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự.

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án
VANTHONGLAW  - Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế vấn đề bảo vệ quyền con người  ngày càng được xem trọng. Vì vậy, trong hoạt động xét xử bảo đảm quyền tố tụng  của đương sự là một tất yếu khách quan. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong  tố tụng dân sự là cơ sở cho việc giải quyết vụ án chính xác, khách quan, mang lại  niềm tin công lý cho người dân. 

Bài liên quan

Quan điểm cải cách tư pháp được Đảng ta ghi nhận  trong Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây  dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm  2020 đã chỉ rõ: “Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích  hợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là Tòa án  trong việc bảo vệ các quyền đó; xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và  lợi ích hợp pháp của công dân”. 

Có thể nhận thấy rằng quan điểm của Đảng ta về cải  cách tư pháp đặt ra yêu cầu phải cải cách mạnh mẽ các thủ  tục tố  tụng tư pháp theo  hướng dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền tố tụng của đương sự, đảm bảo  hiệu  quả của thủ tục tư pháp dân sự đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quyền con người,  quyền công dân.  Hiến pháp năm 2013 – Đạo luật cơ bản của quốc gia đã cụ thể hóa vấn đề này  tại khoản 3 Điều 102 và nêu rõ “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ  quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của  Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. 

Như vậy, vấn đề bảo vệ  công lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân được đặt lên hàng đầu trong rất  nhiều nhiệm vụ của Tòa án mà Hiến pháp đã liệt kê cho thấy sự tiến bộ về mặt lập  pháp, vì bảo đảm quyền con người và quyền công dân là cội nguồn cho sự bảo đảm  quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự.    

Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan  trọng. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự chính là bảo đảm cho các cá nhân, cơ  quan, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp trong các quan  hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động có thể bảo vệ quyền,  lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. Tuy nhiên, dưới góc độ lý luận chưa có một  công trình nào nghiên cứu một cách có hệ  thống và toàn diện về bảo đảm quyền tố  tụng của đương sự trong tố tụng dân sự để làm cơ sở cho việc đánh giá luật định. Mặt  khác, một số quy định về bảo đảm quyền tố  tụng của đương sự được quy định trong  Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 chưa đầy đủ hoặc thiếu cụ thể, nên việc  áp dụng các quy định này trong thực tiễn đã dẫn tới những vướng mắc, bất cập, chưa    đáp ứng yêu cầu về tính hiệu quả của việc bảo đảm các quyền tố tụng. Chẳng hạn n

hư  BLTTDS năm 2015 quy định các quyền tố tụng của đương sự nhưng chưa quy định  các nghĩa vụ đối ứng của đương sự đối lập hoặc quy định nhưng không có các biện  pháp bảo đảm để các đương sự đối lập thực hiện đúng các nghĩa vụ tố tụng của họ. Vì  vậy, ảnh hưởng đến hiệu quả  thực hiện các quyền tố  tụng của đương sự khác. Mặt  khác, Tòa án và các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc Tòa án có vai trò quan trọng trong  việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, nhưng quy định của BLTTDS năm 2015  về trách nhiệm của Tòa án, nhiệm vụ, quyền hạn các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc  Tòa án chưa có sự gắn kết với việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Viện Kiểm  sát (VKS) có chức năng kiểm sát các hoạt  động tố  tụng, qua đó bảo đảm cho các  quyền tố tụng của đương sự được thực thi nhưng một số quy định của BLTTDS năm  2015 về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên chưa đáp  ứng yêu cầu về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng  dân sự (TTDS) cũng chưa quy định các chế tài phù hợp nhằm bảo đảm quyền tố tụng  cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.   

Nghiên cứu thực tiễn tố  tụng tại Tòa án cho thấy tình trạng Tòa án chưa thực  sự tôn trọng, áp đặt ý chí chủ quan, thậm chí vi phạm các quyền tố tụng của đương sự  và chưa tạo điều kiện cho đương sự thực hiện quyền tố tụng của mình vẫn còn tồn tại  dẫn tới các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không được bảo vệ. “Tỷ  lệ các  bản án bị hủy, sửa còn cao; vẫn còn các vụ án để quá thời hạn giải quyết theo quy  định của pháp luật do lỗi chủ quan của Tòa án; chưa khắc phục triệt để việc án tuyên  không rõ ràng”. 

“Việc xử lý đơn khởi kiện còn chậm, vi phạm về thời hạn xử lý  đơn theo quy định của Bộ  luật Tố  tụng dân sự; một số  trường hợp trả  lại đơn khởi  kiện nhưng không ghi rõ lý do của việc trả lại đơn và chưa đúng quy định của Bộ luật  Tố tụng dân sự; một số Tòa án chưa chú trọng xác minh, thu thập chứng cứ. Việc  nghiên cứu thực tiễn tố  tụng cũng cho thấy, hiện  tượng một số Tòa án chưa thực sự  tôn trọng, tạo điều kiện cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hỗ  trợ cho đương sự thực hiện quyền tố tụng vẫn còn tồn tại, “môi trường hành nghề và  cơ chế  tố  tụng tuy đã  được cải thiện nhiều so với trước nhưng vẫn còn nhiều điều  chưa thuận lợi cho luật sư phát huy vai trò trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho  khách hàng”.  

Với những lý do đã phân tích ở  trên, việc lựa  chọn nghiên cứu đề  tài “Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự” nhằm làm rõ các vấn đề lý  luận, thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, luận giải những nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, từ  đó đề xuất những yêu cầu, kiến nghị nhằm  bảo đảm tốt hơn quyền tố  tụng của  đương sự trong tố tụng dân sự ở Việt Nam là vấn đề có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý  luận và thực tiễn.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.