Bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

 

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh  tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, môi trường đầu tư ở nước ta  không ngừng được cải thiện, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện đã tạo  điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau ra đời và phát triển mạnh mẽ.  

Bài liên quan
>>> Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài ở tỉnh Quảng Ngãi.
>>> Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam.
>>> Hỗ trợ 01 triệu đồng/người cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện "03 tại chỗ".
>>> Một sổ đỏ mang đi thế chấp tại nhiều Ngân hàng có được không?
>>> 
Công ty tài chính có được gọi điện khủng bố người thân khách hàng không?

Không chỉ có các nhà đầu tư trong nước thực hiện đầu tư kinh doanh, Việt Nam đã  và đang thu hút lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Tính đến ngày 20  tháng 12 năm 2015, cả nước có 2.013 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư  với tổng vốn đăng ký là 15,578 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2014. Có  814 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,18 tỷ  USD, tăng 56,5% so với cùng kỳ năm 2014. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước  ngoài luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng đầu tư xã hội, khoảng 25% trong bối  cảnh Việt Nam đang rất thiếu nguồn lực để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 

Số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNCVĐTNN)  tăng nhanh, góp  phần tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và  tăng trưởng kinh tế đất nước. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014 số  lượng việc làm  trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng lên trên hai triệu lao động trực tiếp  và gần ba triệu lao động gián tiếp.  

Trong các doanh nghiệp nói chung và DNCVĐTNN nói riêng, quan hệ lao  động giữa người sử dụng lao động và người lao động là một trong những yếu tố giữ  vai trò quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Quan hệ lao động giữa người  sử dụng lao động và người lao động hài hòa, ổn định sẽ tạo động lực cho người lao  động, lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, hăng say lao động, tạo ra năng  suất, chất lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp  phát triển. 

Ngược lại, quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao  động không tốt sẽ làm phát sinh mẫu thuẫn, tranh chấp xảy ra, gây tác động xấu đến  hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, cùng với việc tạo môi  trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, Việt Nam ban hành nhiều chính sách, pháp luật  nhằm xây dựng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hài hòa, ổn định và tiến  bộ, trong đó quyền và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động được bảo vệ, bảo  đảm. Tuy nhiên, trong quan hệ lao động, người lao động luôn ở vị thế yếu hơn, các quyền và lợi ích chính đáng của họ dễ bị người sử dụng lao động xâm hại do họ phụ  thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. 

Do vậy, phù hợp  với Công ước quốc tế của Liên hợp quốc (UN) và Tổ chức lao động thế giới (ILO)  về quyền con người trong lĩnh vực lao động, pháp luật nước ta quy định chặt chẽ  các nội dung bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động trong quan hệ  lao động. Điều này được thể hiện qua các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm  1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và  Hiến pháp năm 2013 đều ghi nhận các quyền công dân, quyền của người lao động.  

Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn  nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. 2. Người làm công ăn lương được đảm bảo  các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. 3.  Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi  lao động tối thiểu”. Thể chế hóa các quy định về quyền của người lao động trong  Hiến pháp, pháp luật Việt Nam đã chuyển hóa các ghi nhận về quyền của người lao  động trong Hiến pháp thành các quy định pháp luật cụ thể nhằm đảm bảo các quyền  của người lao động được thực hiện đầy đủ trên thực tế.  

Có thể nói, ở nước ta việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao  động ngày càng được chú trọng: phạm vi bảo vệ ngày càng được mở rộng, mức độ  bảo vệ ngày càng cao, phương pháp bảo vệ ngày càng hợp lý hơn... Tuy nhiên, điều  này cũng chưa thể khẳng định được rằng, quyền của người lao động đã được quan  tâm một cách thực sự đúng mức. Sự thiếu hợp lý trong một số quy định, việc trốn  tránh trách nhiệm của người sử dụng lao động trong quá trình thiết lập, duy trì và  chấm dứt quan hệ lao động, sự buông lỏng quản lý của một số cơ quan chức năng...  dẫn đến quyền của người lao động chưa thực sự được bảo đảm xảy ra ở nhiều doanh  nghiệp trên cả nước.  

Thực tiễn cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực của khối các DNCVĐTNN,  tình trạng vi phạm pháp luật về lao động vẫn còn xảy ra  tại một số DNCVĐTNN  như: hợp đồng lao động giao kết không đúng loại; không nộp bảo hiểm xã hội hoặc  nộp chậm; không đăng ký nội quy lao động; thiếu hệ thống biển báo; chỉ dẫn về an  toàn lao động cho người lao động; kéo dài thời gian làm thêm, thời gian thử việc; sử  dụng lao động nước ngoài chưa có giấy phép lao động; chưa báo cáo định kỳ về tai  nạn lao động, bảo hộ lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội... Việc vi  phạm pháp luật về lao động  tại một số DNCVĐTNN  là một trong những nguyên nhân dẫn đến phát sinh mâu thuẫn, nhất là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao động làm cho quan hệ lao động trong doanh nghiệp không còn giữ được sự hài hòa, ổn định. 

Nhiều vụ việc tranh chấp lao động xảy ra, các cuộc đình công của người lao động mà nguyên nhân bắt nguồn từ quan hệ lao  động chưa tốt. Tình trạng đó làm thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp, quyền và lợi  ích hợp pháp của các bên, đặc biệt là của người lao động chưa được đảm bảo, tính nghiêm minh của pháp luật chưa được tôn trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình  trật tự, an ninh xã hội và môi trường đầu tư ở Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của các nhà đầu tư nước ngoài.  

Thực trạng trên cho thấy, việc bảo vệ quyền của người lao động tại   DNCVĐTNN là vấn đề cần được quan tâm thỏa đáng nhiều hơn nữa của các cá  nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, việc hoàn thiện môi trường pháp luật là cần thiết nhằm vừa đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động vừa tiếp  tục khuyến khích các DNCVĐTNN sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước.   

Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại DNCVĐTNN thực sự cần thiết trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.   Xuất phát từ nhận thức trên đây, tôi chọn đề tài “Bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam hiện hành” làm Luận án Tiến sĩ Luật học của mình.  

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.