Các quy định cần biết đối với tiền từ thiện
VANTHONGLAW - Theo các sự kiện xảy ra vừa qua, chủ đề mà hầu như rất nhiều người quan tâm và hai chữ được nhắc tới nhiều nhất là “SAO KÊ”. Thể hiện rất rõ, sự mong muốn của tất cả mọi người về tính minh bạch từ các khoản tiền hỗ trợ, quyên góp do các cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi. Nếu như các cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi thực hiện chậm trễ việc giải ngân, phân bổ khoản tiền quyên góp đến tay người dân gặp khó khăn hoặc thậm chí có dấu hiệu chiếm dụng khoản tiền quyên góp thì sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào trước pháp luật.
Bài viết liên quan!
>>> Điều kiện, hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2021
>>> Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Việt Nam
>>> Quy định của pháp luật đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
>>> Mẫu đơn khởi kiện chia thừa kế theo quy định mới nhất năm 2021
>>> Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất
Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể đối với những trường hợp là cá nhân đứng ra kêu gọi tiền quyên góp, các nhà làm luật Việt Nam đã và đang tiến hành thật gấp rút việc hoàn thiền các quy định đối với trường hợp trên.
Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam vẫn có các điều luật cơ bản quy định về trường hợp này, cụ thể:
Tại Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/05/2008 quy định về nguyên tắc kêu gọi như sau:
Ø Việc tổ chức, vận động đóng góp, ủng hộ chỉ được thực hiện khi có thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra làm thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân;
Ø Việc đóng góp giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể, thông qua việc tuyên truyền kêu gọi từ các kênh thông tin đại chúng;
Ø Các cơ quan, tổ chức không tự đặt ra mức huy động tối thiểu để ép buộc người dân thực hiện hỗ trợ đối với các trước hợp thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, bệnh hiểm nghèo;
Ø Công tác tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền, hàng phải được thực hiện tập trung, kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, đảm bảo tất cả nguồn tiền, hàng đều được chuyển đến cho các cá nhân, hỗ gia đình và các địa phương bị thiệt hại;
Ø Việc sử dụng tiền, hàng ủng hộ theo đúng mục đích, nghiêm cấm sử dụng sai mục đích tiền, hàng hỗ trợ dưới bất kỳ hình thức nào.
Tại Điều 3 Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định rõ về các hành vi bị nghiêm cấm đối với tiền quyên góp, cụ thể:
1. Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động cứu trợ nhân đạo;
2. Báo cáo sai sự thật, gian lận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng do các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước ủng hộ, đóng góp;
3. Lợi dụng hoạt động cứu trợ để vụ lợi.
Tại khoản 1 điều 14 Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định về công khai tiền, hàng cứu trợ.
1. “Đối với các tổ chức, đơn vị trực tiếp vận động, tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ phải công khai đầy đủ số tiền, hàng nhận được; số tiền, hàng đã phân phối, chuyển cho các địa phương.
...”
Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 64/2008/NĐ-CP quy định về xử lý đối với các hành vi vi phạm các quy định đối với tiền cứu trợ, cụ thể:
“2. Xử lý vi phạm: các tổ chức, cá nhân huy động, quản lý và phân phối sử dụng tiền, hàng cứu trợ trái với quy định tại Nghị định này thì tuy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, khi các cá nhân, tổ chức thực hiện việc kêu gọi quyên góp, ủng hộ các vùng có thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra làm thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân, hay các trường hợp cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Phải kê khai rõ ràng số tiền, hàng đã nhận được và đã phân phối cho các cá nhân và chuyển cho các địa phương. Đối với các trường hợp có hành vi chiếm đoat, sử dụng trái phép tiền hỗ trợ thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Quang Long