Các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế
Các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế
Để hiểu thêm, mời xem sách Di chúc và điều kiện có hiệu lực của di chúc
Bài liên quan:
>>> Các trường hợp vẫn được hưởng di sản dù đã bị truất quyền thừa kế
>>> Thừa kế theo pháp luật là gì? Trường hợp nào được hưởng thừa kế theo pháp luật?
>>> Con gái đã lấy chồng, có được quyền hưởng thừa kế của bố mẹ ruột không?
>>> Thủ tục thi hành án dân sự đối với vụ án tranh chấp thừa kế
>>> Mẫu Đơn khởi kiện chia thừa kế theo quy định mới nhất năm 2021
1. Người không được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp có di chúc
Cũng theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Theo đó, căn cứ Điều 626 và Điều 640 Bộ luật dân sự 2015 thì 01 trong 06 quyền của người lập di chúc là được truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Việc truất quyền hưởng di sản thừa kế không phải là thuật ngữ pháp lý mà chỉ được đề cập trong một số điều luật nhất định. Có thể hiểu việc truất quyền thừa kế của một ai đó là ý chí chủ quan của người để lại di sản về việc không muốn để lại tài sản của mình cho người đó. Nếu không có việc truất quyền thừa kế này xảy ra thì người thừa kế đó vẫn đương nhiên được hưởng thừa kế theo pháp luật. Nhưng vì bị truất quyền thừa kế nên người này không được phép hưởng di sản dù có đủ điều kiện thừa kế theo pháp luật.
Như vậy nói theo cách khác thì người không được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp có di chúc là người dù có đủ điều kiện hưởng thừa kế nhưng không được cho hưởng (có thể hiểu nôm na là người bị truất quyền hưởng thừa kế và không thuộc các trường hợp vẫn được phép hưởng di sản dù đã bị truất quyền thừa kế.)
2. Người không được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp không có di chúc
Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
Trường hợp 1: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
Trường hợp 2: Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
Trường hợp 3: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
Trường hợp 4: Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên những người thuộc các trường hợp trên đây vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc (căn cứ khoản 2 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015).
CÔNG TY LUẬT VẠN THÔNG
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ