Con gái đã lấy chồng, có được quyền hưởng thừa kế của bố mẹ ruột không?


VANTHONGLAW - Câu hỏi: Bố mẹ tôi có 3 người con, gồm 2 anh trai của tôi và tôi. Vào năm 2005, sau thời gian dành dụm thì bố mẹ tôi có mua được 1 miếng đất và 1 căn nhà. Đến cuối năm 2020 thì mẹ tôi mất, bố tôi cũng qua đời trước đó khoảng 1 năm. Cả hai ông bà đều không để lại di chúc. Bây giờ các anh tôi đòi chia tài sản mà bố mẹ tôi để lại, người lấy miếng đất, người lấy căn nhà. Họ không đồng ý chia cho tôi vì cho rằng tôi là con gái và đã đi lấy chồng thì sau này hưởng thừa kế của nhà chồng, nên bây giờ tôi không được hưởng tài sản của bố mẹ đẻ nữa. Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này phải làm như thế nào mới đúng luật?

Bài liên quan:

>>> Các trường hợp vẫn được hưởng di sản dù đã bị truất quyền thừa kế
>>> Mẫu Đơn khởi kiện chia thừa kế theo quy định mới nhất năm 2021
>>> Thủ tục khai nhận di sản thừa kế mới nhất năm 2021
>>> Thủ tục thi hành án dân sự đối với vụ án tranh chấp thừa kế
>>> 06 quyền của người lập di chúc theo quy định pháp luật

Trả lời: Theo trình bày của bạn, bố mẹ bạn mất không để lại di chúc nên trường hợp này sẽ được tiến hành chia thừa kế theo pháp luật (Theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015). Như vậy, đầu tiên cần hiểu rõ ai là người được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật.

    Thứ nhất, các điều kiện về người thừa kế được Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
- Người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế;
- Đã được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết;
- Trường hợp người thừa kế theo di chúc không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Lưu ý: Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, không thể là cơ quan, tổ chức giống như người thừa kế theo di chúc.

    Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2  khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015:
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản.

    Thứ ba, Điều 610 Bộ luật dân sự 2015 khẳng định:
“Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

Từ các quy định trên có thể thấy dù là con trai hay con gái, con ruột hay con nuôi, đã kết hôn hay chưa kết hôn đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Điều này đồng nghĩa với việc họ có quyền hưởng di sản do bố mẹ ruột hoặc bố mẹ nuôi để lại và được hưởng phần thừa kế bằng với các đồng thừa kế khác, trừ khi thuộc các trường hợp không được hưởng di sản

---------------

Khách hàng có nhu cầu "Khởi kiện về việc yêu cầu phân chia di sản thừa kế", vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: 284 Lê Văn Qưới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP. HCM
SĐT: (028) 3620 7824 - (028) 3636 0124 - 091 809 1001
Email: info@vanthonglaw.com - vanthonglaw@gmail.com

BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ


Anh Thư

Powered by Blogger.