Công dân có quyền khiếu nại tất cả các quyết định hành chính hay không?

Công dân có quyền khiếu nại tất cả các quyết định hành chính hay không?
khiếu nại hành chính, quyền khiếu nại của công dân, khiếu nại tất cả các quyết định hành chính, các quyết định hành chính không được phép khiếu nại

VANTHONGLAW - Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cư cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Có thể hiểu Khiếu nại là quyền cơ bản của  công dân, thể hiện ý chi của công dân mong muốn nhà nước xem xét lại những quyết định mà công dân không đồng ý, cho là trái pháp luật hoặc không hợp lý.

Bài viết liên quan!
>>> Các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế
>>> Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam
>>> Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng
>>> Vợ bỏ nhà đi lâu, chống muốn ly hôn thì làm thế nào?
>>> Có quyền khiếu nại cưỡng chế thu hồi đất trái phép không?

Theo đó, khi nhận được các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền, nếu như người dân là cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính cho rằng quyết định hành chính trên đã ảnh hưởng trực tiếp tớii quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc quyết định hành chính có dấu hiệu trái với pháp luật thì các cá nhân, tổ chức có quyền thực hiện khiếu nại quyết định hành chính trên.

Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đối với trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở  ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Người dân có quyền khiếu nại tất cả các quyết định hành chính hay không?

Căn cứ Điều 11 của Luật Khiếu nại 2011 quy định, cụ thể:

Điều 11. Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết

Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:

1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;

2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;

4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;

5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;

6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;

7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;

9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.

Như vậy, trừ trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính được sử dụng, chỉ đạo và điều hành trong nội bộ cơ quan nhà nước thì người dân có quyền khiếu nại các quyết định hành chính còn lại. Tuy nhiên, để thực hiện việc khiếu nại người dân khi thực hiện các khiếu nại hành chính phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại 2011.

Quang Long

Powered by Blogger.