Công ty mẹ, công ty con theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
VANTHONGLAW - Mô hình “Công ty mẹ, công ty con” hiện tại đang rất phổ biến và rộng rải ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Kiểu mô hình công ty mẹ, công ty con là việc hình thành mối liên kết giữa các công ty với nhau mà trong đó có một công ty đóng vài trò là công ty mẹ điều hành và chi phối nhiều công ty con khác nhau. Công ty mẹ có thể chi phối công ty con những chỉ trong giới hạn được pháp luật cho phép và trong phạm vi thỏa thuận.
Bài viết liên quan!
>>> Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự
>>> Các quy định cần biết đối với tiền từ thiện
>>> Quy định về ngày ký hợp đồng và hiệu lực hợp đồng
>>> Tổng hợp chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
>>> Tài sản đứng tên riêng của vợ/chồng giải quyết thế nào khi ly hôn? Quy định của pháp luật về “Công ty mẹ, công ty con”
*Điều kiện để trở thành công ty mẹ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 189 của Luật Doanh Nghiệp 2014 chúng ta có thể thấy để có thể đươc coi là công ty mẹ khi sở hữu một trong ba điều kiện sau đây:
1. Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.
2. Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám Đốc hoặc Tổng Giám Đốc của công ty đó.
3. Có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó.
*Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con?
Tại Điều 190 của Luật Doanh Nghiệp 2014, quy định:
1. Tùy vào loại hình pháp lý của công ty con ,công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ trên vai trò là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con được điều chỉnh bởi luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.
3. Công ty mẹ khi can thiệp ngoài thẩm quyền cho phép và buộc công ty con phải thực hiện trái với thông lệ kinh doanh hoặc kinh doanh không lợi nhuận trong năm tài chính có liên quan và gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
4. Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
6. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.
Vì giữa công ty mẹ và công ty con có sự liên kết với nhau về vốn điều lệ, cổ phần nên vào thời điểm kết thúc năm tài chính thì công ty mẹ ngoài việc lập báo cáo theo quy định thì còn phải lập những báo cáo theo quy định tại Điều 190 của Luật Doanh nghiệp 2014:
a) Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;
c) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.
Một số hạn chế của công ty mẹ, công ty con
1. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
2. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
Mô hình công ty mẹ, công ty con đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế
Mô hình liên kết giữa các công ty trên cơ sở công ty mẹ, công ty con được cho là một mô hình tiên tiến sẽ và luôn đi song hành với sự phát triển của nền kinh tế. Vì những lợi ích mà mô hình này mang lại là vẹn cả đôi bên:
*Công ty mẹ:
- Công ty con khi có chung về chủ thể kinh doanh đối với công ty mẹ sẽ đảm nhận vài trò phát huy được tính đặc thù của sản phẩm, hỗ trợ và sâu sát kịp thời trong từng phân khúc khách hàng;
- Việc sở hữu nhiều công ty con kinh doanh trên nhiều lĩnh vực sẽ giúp công ty mẹ phát triển càng sâu và càng rộng.
*Công ty con:
- Việc hưởng nguồn vốn và nguồn kinh nghiệm có chiều dài và chiều sâu của công ty mẹ, công ty con sẽ có lợi hơn trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức, đầu tư và phát triển mang tính bảo đảm và tối ưu được những sai lầm không nên có;
- Công ty con có điều kiện được sự dụng các nhãn hiệu của công ty mẹ thông qua việc nhượng quyền thương mại. Thông thường công ty mẹ sở hữu nhiều thương hiệu nổi bật qua đó thông qua việc được nhượng quyền thương mại từ công ty mẹ sẽ giúp công ty con có nhiều cơ hội phát triển đặc biệt;
- Có được sự liên kết chặt chẽ, vấn đề cạnh tranh là điều không thể thiếu trên thị trường, việc trở thành công ty mẹ, công ty con sẽ dễ dàng giúp nhau trong việc tiếp cận thị trường, tiếp cận vốn đầu tư hoặc các hoạt động xúc tiến thương mại khác mà các công ty đơn lẻ khó mà có được.
Quang Long
BẢO VỆ TỐT NHẤT QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA THÂN CHỦ