Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định.
VANTHONGLAW - Với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển ở nước ta như hiện nay trạng thái thừa vốn, thiếu vốn ở các cá nhân, tổ chức luôn tồn tại. Chính vì vậy, yêu cầu điều hòa nguồn vốn trong xã hội theo phương thức hợp đồng vay tiền có hoàn trả đã phát sinh. Quan hệ vay tiền là một loại quan hệ dân sự diễn ra phổ biến trong đời sồng xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế được tự do kinh doanh, mua bán, không hạn chế về vốn và quy mô sản xuất kinh doanh.
Bài liên quan
>>> Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất
>>> Đối tượng, mức hỗ trợ giảm tiền do ảnh hưởng của dịch Covd đợt 4
>>> Tài sản đứng tên riêng vợ, chồng giải quyết thế nào khi ly hôn
>>> Công ty tài chính có được gọi khủng bố người thân của khách hàng không?
>>> Không cứu giúp người bị nạn có thể bị phạt đến 07 năm tù
>>> Đối tượng, mức hỗ trợ giảm tiền do ảnh hưởng của dịch Covd đợt 4
>>> Tài sản đứng tên riêng vợ, chồng giải quyết thế nào khi ly hôn
>>> Công ty tài chính có được gọi khủng bố người thân của khách hàng không?
>>> Không cứu giúp người bị nạn có thể bị phạt đến 07 năm tù
Do vậy, việc vay mượn tiền đã trở nên rất phổ biến. Việc vay tiền diễn ra giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức và giữa cá nhân, tổ chức với các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, tranh chấp về hợp đồng vay tiền như trả chậm, không hoàn trả, tranh chấp về lãi vay và phương thức thanh toán diễn ra ngày một nhiều hơn về số vụ và về giá trị hợp đồng vay tiền ngày càng lớn. Số lượng án tranh chấp hợp đồng vay tiền chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ án dân sự mà Tòa án thụ lý, giải quyết.
Việc giải quyết các tranh chấp về dân sự của Tòa án đã góp phần giải quyết được những mâu thuẫn trong các quan hệ dân sự. Hầu hết các bản án, quyết định được ban hành đúng quy định của pháp luật, thấu tình, đạt lý, có tính giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và các tổ chức. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội đã kế thừa và sửa đổi bổ sung một số điều trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011, theo thể chế chiến lược cải cách tư pháp, đổi mới, cải cách thủ tục tố tụng theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm về quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn từ đó góp phần giải quyết các vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời, nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định, số lượng án về tranh chấp hợp đồng vay tiền trong những năm qua có xu hướng ngày càng tăng. Mức độ đa dạng, tính phức tạp cũng khác nhau nên việc giải quyết gặp nhiều khó khăn trong việc nhận định, vận dụng pháp luật tố tụng trong giải quyết tranh chấp. Thực tiễn giải quyết đối với các tranh chấp hợp đồng vay tiền của Tòa án trên địa bàn tình Bình Định đạt được những kết quả nhất định, góp phần giải quyết số lượng án, giải quyết mâu thuẫn, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại tỉnh Bình Định.
Ngoài ra, qua thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền vẫn còn những bất cập, tồn tại như có những vụ án còn để tồn đọng, kéo dài, vi phạm thời hạn tố tụng, có những vụ án bị sửa, hủy gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự. Dẫn đến tình trạng bức xúc, khiếu nại vượt cấp trong nhân dân ảnh hưởng tới việc gây dựng hình ảnh, lòng tin của người dân vào cơ quan xét xử.
Do vậy, với mong muốn nghiên cứu và phân tích về lý luận, quy định pháp luật cùng những tồn tại để từ đó đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tiền tại tỉnh Bình Định trong thời gian tới, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw
Luật Vạn Thông st