Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo cơ chế của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền  sở hữu trí tuệ  theo cơ chế  của Tổ  chức Thương mại Thế giới.
Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW - Những năm cuối thế kỷ XX, thế giới ghi nhận sự phát triển vũ bão của  toàn cầu hoá với những biểu hiện mạnh mẽ của trào lưu xoá bỏ các rào cản  đối với thương mại quốc tế, thúc đẩy thương mại tự do và thắt chặt bảo hộ  quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Đáp ứng nhu cầu khách quan, Tổ chức Thương  mại Thế giới (WTO) được thành lập năm 1995 trên nền tảng các cam kết tạo  thành 3 trụ cột chính, bao gồm: Thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và  SHTT. 

Bài liên quan

Trong lĩnh vực SHTT, Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương  mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS)  là thoả thuận đa phương toàn diện  đầu tiên đã thiết lập chuẩn mực chung về bảo hộ quyền SHTT trên phạm vi  toàn cầu, được xây dựng trên cơ sở phát triển, kế thừa có chọn lọc các điều  ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực như Công ước Paris về bảo hộ quyền sở  hữu công nghiệp (Công ước Paris), Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả  và quyền liên quan (Công ước Berne). Việc thực thi Hiệp định TRIPS bởi các  thành viên WTO có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tính hiệu lực và  hiệu quả của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh. Đồng thời, tuân thủ Hiệp  định TRIPS cũng là yêu cầu tiên quyết đối với các thành viên của WTO.    

Trong xã hội ngày nay, khi mà lợi ích của chủ thể quyền SHTT và lợi  ích của công chúng ngày càng gắn bó và ràng buộc lẫn nhau  thì bảo hộ hài  hoà lợi ích của  các bên liên quan được xem là đích đến của  chính sách và  pháp luật trong lĩnh vực này. Trong bối cảnh các thành viên có mức độ phát  triển và hoàn cảnh kinh tế nhiều khác biệt, Hiệp định TRIPS áp dụng nguyên  tắc bảo hộ “linh hoạt”, cho phép các thành viên WTO thực thi các nghĩa vụ  cam kết theo mức độ và phương thức phù hợp. Theo nguyên tắc này,  trong  một số trường hợp và với một số điều kiện nhất định, các thành viên WTO  được phép  sử dụng và khai thác  các ngoại lệ, hạn chế đối với  quyền  độc quyền của chủ sở hữu các đối tượng SHTT được bảo hộ. Trên quan điểm ưu  tiên lợi ích quốc gia, các thành viên WTO có xu hướng nội luật hóa các quy  định  linh hoạt  trong bảo hộ quyền SHTT  theo hướng có lợi cho mình. Đây  cũng là nguyên nhân của nhiều tranh chấp về bảo hộ quyền SHTT được giải  tại Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) với trình tự, thủ tục theo quy định  của WTO (giải quyết theo cơ chế của WTO).     

Thực tế cho thấy, do đặc tính của tài sản tranh chấp là tài sản “vô hình”,  các tranh chấp bảo hộ quyền SHTT giữa các thành viên WTO thường rất phức  tạp. Để giải quyết các tranh chấp này, DSB (thông qua hoạt động của Ban hội  thẩm và Cơ quan phúc thẩm) đã giải thích pháp luật bảo hộ quyền SHTT của  WTO  theo cấu trúc ngôn từ, văn phong thể hiện tại điều khoản cụ thể, cũng  như hoàn cảnh, điều kiện và thậm chí cách hiểu của các bên tham gia đàm  phán về một điều khoản tại thời điểm ký kết. 

Nói cách khác, trong giải quyết  tranh chấp về bảo hộ quyền SHTT theo cơ chế của WTO, giải thích pháp luật  bảo hộ quyền SHTT (bởi Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm) có ý nghĩa  quyết định việc “thắng”, “thua” của các bên có liên quan trong vụ việc. Vấn  đề này lại càng có ý nghĩa trong việc xác định phạm vi và mức độ áp dụng các  quy định “linh hoạt” trong bảo hộ quyền SHTT (đặc biệt là bảo hộ sáng chế)  tại Hiệp định TRIPS vì mục tiêu khuyến khích sáng tạo cá nhân hài hòa với  bảo đảm lợi ích cộng đồng.   

Do đó, việc tìm hiểu và áp dụng những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn  giải quyết tranh chấp bảo hộ quyền SHTT có ý nghĩa quan  trọng đối với các  nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam trong việc nâng cao tính hiệu lực,  hiệu quả của chính sách, pháp luật bảo hộ quyền SHTT nội địa nhằm ngăn  ngừa và thích ứng với cơ chế giải quyết tranh chấp WTO; cũng như tận dụng  tối đa các quy định linh hoạt trong bảo hộ quyền SHTT để phát triển đất nước  gắn với giảm thiểu tranh chấp tiềm ẩn.   

Xuất phát từ thực tế còn rất thiếu vắng các nghiên cứu  trong và ngoài  nước  trực tiếp  liên quan đến vấn đề nêu trên,  nghiên cứu  sinh  đã lựa chọn  “Giải quyết tranh chấp về bảo hộ quyền  sở hữu trí tuệ  theo cơ chế  của Tổ  chức Thương mại Thế giới” làm đề tài cho luận án của mình.


Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.