Hợp đồng chính vô hiệu có làm chấm dứt hợp đồng phụ hay không?
VATHONGLAW - Việc giao kết hợp đồng đã và đang trở thành một hoạt động không thể thiếu trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng, để tránh các rủi ro không đáng có trong kinh doanh.
Bài viết liên quan!
>>> Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bão lãnh ngân hàng ở Việt Nam
>>> Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam
>>> Mẫu đơn khởi kiện choa thừa kế theo quy định mới nhất
>>> Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
>>> Quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp tại Việt Nam
Hiện nay, khi giao kết hợp đồng chúng ta không khó để thấy việc hợp đồng chính có một hợp đồng phụ đi kèm, hợp đồng phụ xuất hiện để cụ thể hơn về quyền lợi và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của hai bên trong từng phân khúc của hợp đồng chính. Như vậy, sau khi giao kết hợp đồng, nếu như hợp đồng chính vô hiệu có kéo theo hợp đồng phụ cùng vô hiệu hay không?
* Hợp đồng chính là gi? Hợp đồng phụ là gì?
Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 402 của BLDS 2015 quy định:
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phu thuộc vào hợp đồng phụ;
4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Căn cứ vào khoản 3 và 4 của Điều 402 của BLDS 2015 có thể thấy, hiệu lực của hợp đồng chính là độc lập không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Hợp đồng chính chỉ vô hiệu khi phạm phải điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, cụ thể:
Điều 123 của BLDS 2015 quy định:
- Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
- Điều cấm cuẩ luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
- Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Tuy nhiên, pháp luật vẫn tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên về sự phụ thuộc hiệu lực của hợp đồng chính vào hợp đồng phụ. Tức là, nếu các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính thì khi hợp đồng phụ vô hiệu sẽ làm chấm dứt hợp đồng chính.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 407 của BLDS 2015 có nêu rõ:
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy, dựa vào các quy định trên về cơ bản khi hợp đồng chính bị vô hiệu do các bên giao kết hợp đồng, đồng ý hủy bỏ hoặc các thỏa thuận của hợp đồng phạm phải điều cấm của luật, quy định tại Điều 123 BLDS 2015 sẽ dẫn đến việc hợp đồng phụ đồng thời cũng bị vô hiệu. Trừ trường hợp nếu các bên giao kết hợp đồng có thỏa thuận hợp đồng phụ có thể thay thế hợp đồng chính dưới hình thức hợp đồng phụ là các biện pháp bảo đảm, thế chấp, ký quỹ... thì lúc này hợp đồng phụ sẽ không bị phụ thuộc hợp đồng chính.
Quang Long