Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
VANTHONGLAW - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (11/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trọng tâm đổi mới là kinh tế nhằm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với chủ trương đó, nền kinh tế đất nước ta đã có bước chuyển mình từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với sự đa dạng về các thành phần kinh tế cùng các hoạt động kinh doanh, góp phần mạnh mẽ vào việc giải phóng thị trường, tăng quyền tự chủ kinh doanh của công dân.
Bài liên quan
>>> Sách luật "Pháp luật về hợp đồng - Các vấn đề pháp lý cơ bản" - Luật sư Trương Nhật Quang
>>> Giết con chim nhại - Harper Lee - Sách luật sư nên đọc.
>>> Sách "Hoàng Việt Hình Luật" - Bộ luật hình sự trước năm 1945
>>> Sách luật - "Quản trị rủi ro pháp lý trong kinh doanh" - Luật sư Đỗ Đăng Khoa
>>> Danh mục sách luật - sách pháp lý cần thiết cho người học tập, nghiên cứu và hành nghề luật.
Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường hội nhập và phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Để đạt được những thành tựu trên, Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách, chủ trương để tạo mọi điều kiện, thu hút các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh khi gia nhập thị trường phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Bởi lẽ, đăng ký kinh doanh là một thủ tục pháp lý “khai sinh và thừa nhận” sự ra đời của các chủ thể kinh doanh. Do vậy, bất cứ chủ thể kinh doanh nào thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật muốn tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đều có thể đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thông qua hoạt động “đăng ký kinh doanh, chủ thể sẽ được cấp “giấy phép đăng ký kinh doanh”. Tuy nhiên, để phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, quy trình cải cách đăng ký kinh doanh đã có những đổi mới. Nhà nước Việt Nam đã chính thức thống nhất quy trình: đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế, áp dụng một mã số duy nhất định danh cho doanh nghiệp. Do vậy, thuật ngữ “đăng ký kinh doanh” được thay thế bằng thuật ngữ " đăng ký doanh nghiệp.
Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động ĐKKD nhằm thực hiện trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát các chủ thể kinh doanh ngay từ khâu thành lập, xác lập sự công nhận và bảo hộ những cá nhân, tổ chức được tiến hành kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định, loại bỏ khỏi thị trường những chủ thể không đủ điều kiện kinh doanh. Từ đó hướng đến việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, lợi ích chung của toàn xã hội và của các chủ thể kinh doanh khác. Do vậy, hoạt động đăng ký kinh doanh là một trong công đoạn của quá trình thành lập doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có được địa vị pháp lý trên thị trường không chỉ đơn thuần thỏa mãn các quy định của Luật doanh nghiệp mà còn đòi hỏi doanh nghiệp phải thỏa mãn các quy định của pháp luật chuyên ngành.
Với những tiêu chí đó, hoạt động “đăng ký kinh doanh” theo nghĩa đầy đủ: là để doanh nghiệp được hoạt động trên thương trường, ngoài việc đăng ký được cấp GCNĐKDN, doanh nghiệp muốn hoạt động phải đáp ứng điều kiện “hậu kiểm” theo quy định của pháp luật đầu tư và pháp luật chuyên ngành về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hoạt động đăng kinh doanh được phát triển theo thời gian và phù hợp với thực tế qua quy định của các Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005, 2014 cùng với đó là những văn bản hướng dẫn thi hành…
Hệ thống quy định của pháp luật về ĐKKD đã tạo ra môi trường thu hút mọi nguồn lực đầu tư và duy trì việc quản lý, giám sát doanh nghiệp. Nhà nước bảo hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi kinh doanh từ khâu đăng ký thành lập, đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và cả khi doanh nghiệp rút khỏi thị trường, đồng thời luôn quan tâm phát triển pháp luật về ĐKKD để quy định đầy đủ cho các loại hình doanh nghiệp có cơ sở pháp lý khi ra đời hoạt động nhằm đảm bảo đầy đủ quyền và lợi ích. Ngoài ra, hoạt động đăng ký kinh doanh là một trong những hình thức để thực hiện quyền tự do kinh doanh thúc đẩy các chủ thể kinh doanh tham gia vào “một sân chơi chung”.
Tuy nhiên, từ quy định của pháp luật cho tới việc thực tiễn triển khai áp dụng vẫn còn nhiều bất cập, mâu thuẫn, chưa có sự thống nhất, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, cơ quan đăng ký kinh doanh khó theo dõi đòi hỏi cần có những quy định hợp lý hơn, sát thực hơn, hiệu quả thực thi cao… để phù hợp với thực tế như: quy định pháp luật về sáp nhập, tạm ngừng, chuyển đổi, hợp nhất doanh nghiệp, các thương nhân, thể nhân khi có nhu cầu kinh doanh nhưng không muốn đăng ký kinh doanh, hay hậu quả pháp lý cho các thành viên khi tham gia thành lập công ty tên công ty, thương hiệu của công ty… điều này cần phải có sự nghiên cứu, lý giải cả về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ các yêu cầu trên, tác giả đã đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học. Đồng thời qua đó, luận án cũng hướng đến việc tìm hiểu, nghiên cứu, so sánh và phân tích những luận điểm, luận cứ khoa học và thực tiễn quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh để nhằm đưa ra những kiến nghị, hướng hoàn thiện phù hợp.
Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw
Luật Vạn Thông st