Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam.

VANTHONGLAW - Không khí là một thành phần quan trọng cấu thành môi trường tự nhiên trái đất,  cung cấp điều kiện thiết yếu đảm bảo sự hình thành, tồn tại, phát triển của con người và  các sinh vật. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội, bên cạnh những  thành tựu, nhân loại cũng đã và đang đối mặt với nhiều mặt trái, đặc biệt là ô nhiễm môi  trường không khí… gây biến đổi khí hậu và  suy giảm tầng ozon,… đe dọa cuộc sống  của con người cũng như sinh vật trên thế giới.

Bài liên quan
>>> Hướng dẫn chi tiết viết Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm mới nhất.
>>> Cơ sở y tế từ chối bệnh nhân bị xử lý như thế nào?
>>> Tổng hợp chính sách mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc có hiệu lực từ 01/9/2021.
>>> Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam.
>>> Quy định của pháp luật đối với khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất.

Ở Việt Nam, từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, mở cửa đến nay, nhiều nhà máy,  xí nghiệp được thành lập đi vào sản xuất ở khắp các tỉnh, thành, nhưng  sự phát triển  thiếu quy hoạch trong thời gian dài dẫn đến ô nhiễm không khí cũng ngày càng nghiêm  trọng. Trong một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường Đại học của Mỹ  thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giởi ở Davos, Thụy Sĩ thì Việt Nam nằm  trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới, điển hình là ở các đô thị  lớn như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp và làng nghề,… làm ảnh  hưởng lớn đến  sức khỏe người dân,  tác động  tiêu cực đến mùa màng, quần thể động,  thực vật, các công trình xây dựng, thậm chí gây biến đổi khí hậu... 

Cụ thể tại Tp. Hồ  Chí Minh, theo thống kê nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao  thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM10 (tức bụi có kích thước bé hơn  10μ tăng 1,07 lần). Tại Hà Nội theo dự đoán nếu không có biện pháp nào, nồng độ phát  thải bụi có thể đạt 200mg/m3 vào năm 2020, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y  tế thế giới. Thực tiễn này đặt ra vấn đề là phải hoàn thiện các cơ chế nhằm kiểm  soát ô nhiễm không khí có hiệu quả, bảo vệ môi trường, trong đó có việc hoàn thiện các  quy định pháp luật về vấn đề này. 

Vấn đề đặt ra, quy định và thực thi pháp luật, trong đó  có pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí như thế nào để vừa giữ gìn được một môi  trường không khí sạch, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của  người dân đồng thời vẫn có các điều kiện phát huy tối đa các nguồn lực cho phát triển  kinh tế đất nước là vấn đề hết sức quan trọng.    

Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về kiểm soát ô nhiễm không khí  trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2014,  có thể thấy Luật  quy định  còn khá chung  chung, nhiều thiếu sót, chưa mang  tính hệ thống, thiếu minh bạch, thiếu cụ thể dẫn tới  khó khả thi. Ví dụ: về nội hàm kiểm soát ô nhiễm không khí chưa được làm rõ, quy định  về đánh giá tác động môi trường không khí còn thiếu sót dẫn tới nhiều cơ sở sản xuất,  kinh doanh vẫn có thể lách qua các quy định pháp luật để không phải lập báo cáo đánh  giá tác động môi trường; thiếu các quy định về phí bảo vệ môi trường với khí thải, về xác định thiệt hại môi trường không khí,…

Bên cạnh đó, quy định về quy  chuẩn môi  trường không khí hiện nay đã lạc hậu so với khu vực và thế giới; chưa có quy định cụ  thể về quy chuẩn môi trường không khí trong nhà. Những điểm thiếu sót hạn chế trong  các quy định pháp luật đã gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng  như người dân trong kiểm soát ô nhiễm không khí.   Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã, đang và sẽ tham  gia vào các sân chơi chung của khu vực và thế giới như: Khu vực mậu dịch tự  do  ASEAN, Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương  (TPP), Liên minh thuế quan Nga, Kazakhstan, Belarusia,… 

Việc tham gia vào các sân  chơi chung này đòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước phù  hợp với luật chơi chung của thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia một số công ước  quốc tế về bảo vệ môi trường không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu, như: Công ước  khung về ứng phó với biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc, Nghị định thư Kyoto về ứng  phó với biến đổi khí hậu, Công ước về bảo vệ tầng ozon,... Bởi vậy, nghiên cứu, hoàn  thiện pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí là một đòi hỏi cấp thiết.   

Mặt khác, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhân dân nộp thuế  để nuôi Nhà nước. Nhà nước có rất nhiều  trách nhiệm  trong đó có việc phải kiểm soát  các mặt trái của kinh tế thị trường (phát triển lệch lạc), trong cái lệch lạc đó là việc ngăn  chặn các hành vi làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí là  rất quan trọng. Nhà nước phải đảm bảo môi trường sống trong lành  an toàn, lành mạnh  nhằm đảm bảo quyền lợi về tự nhiên của con người, và để thực hiện được điều này, Nhà  nước phải sử dụng pháp luật.  

Ngoài ra, qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam chưa có một công trình  khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản liên quan trực tiếp đến pháp luật  về kiểm soát ô nhiễm không khí. Do vậy, tác giả lựa chọn chủ đề “Pháp luật về kiểm soát  ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu sinh của mình.  

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.