Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án
VANTHONGLAW - Ưu đãi đầu tư có tầm quan trọng chiến lược trong sự tăng trưởng kinh tế và  mang lại những tác động tích cực đến kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa  phương. Với mục tiêu góp phần tạo dựng môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi  cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp, đẩy mạnh thu hút  đầu tư cho sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam  luôn chú trọng xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư nhằm tạo ra một khung pháp  lý hoàn thiện và phù hợp.  

Bài liên quan

Các khu công nghiệp hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi  mới, mở cửa nền kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng  sản Việt Nam lần thứ VI. Qua các nghị quyết của Đảng tại các kỳ Đại hội từ năm  1986 đến nay đã hình thành hệ thống các quan điểm nhất quán của Đảng về phát  triển khu công nghiệp; khẳng định vai trò của khu công nghiệp là một trong những  nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành  nước công nghiệp theo hướng hiện đại.  

Tính đến hết tháng 12/2013, cả nước có 288 khu công nghiệp được cấp giấy  chứng nhận đầu tư cho dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, trong đó có  190 khu công nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động. Như vậy, còn 98 khu công  nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Việc thiết lập một cơ chế về ưu đãi đầu tư phù hợp, bình đẳng, hiệu quả là một  nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhà nước phải áp dụng tổng hợp và linh hoạt  nhiều cơ chế khác nhau phù hợp với thực tế của quốc gia và đòi hỏi của hội nhập…  

Trong đó hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với khu công  nghiệp là yêu cầu đặc biệt quan trọng.  Hơn 7 năm thực hiện Luật Đầu tư – đạo luật từng được xem là “một bước  tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư  tại Việt Nam”, đến nay Luật Đầu tư 2005 đã cho thấy khá nhiều điểm bất cập và hạn chế trong đó các quy định về ưu đãi đầu tư. Yêu cầu sửa đổi Luật đầu tư đang là  một đòi hỏi  thiết yếu để hoàn thiện đạo luật với vị trí là một trong những văn bản  quan trọng nhất về kinh doanh và đầu tư. 

Thiết nghĩ, việc xem xét, đánh giá một  cách có hệ thống và toàn diện về pháp luật ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp  không chỉ góp phần hoàn  thiện pháp luật về ưu đãi đâu tư nói riêng mà còn góp  phần xây dựng khung pháp luật đầu tư nói chung.  Thực tế trên đặt ra một yêu cầu cơ bản là làm sao để xây dựng một thể chế về  ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được vận hành tốt để  các chính sách đề ra phát huy hết các mặt mạnh của nó và đưa đến kết quả cuối cùng  là tăng trưởng ngày càng nhanh, càng mạnh cho nền kinh tế quốc gia. 

Với đề tài “Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hiện  nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” tác giả phác họa bức tranh tổng thể các  quy định về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp của Việt  Nam hiện nay. Trong luận văn này, tác giả cũng đề cập đến thực tiễn thi hành các quy  định của pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp  từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.


Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.