Quy định của pháp luật về hạn chế rủi ro và khắc phục hậu quả trong hợp đồng
VANTHONGLAW - Rủi ro là một sự kiện không may mắn luôn gắn liền với mọi hoạt động của con người, trong đó bao gồm cả các hoạt động kinh doanh - thương mại. Trong kinh doanh, rủi ro là điều tất yếu, lợi nhuận càng cao rủi ro càng lớn. Rủi ro có yếu tố mang tính chất tương lai và con người chỉ có thể lường trước được rủi ro nhưng không thể nào đánh giá chính xác mức độ hậu quả mà rủi ro đó mang lại bao gồm các tổn thất cả về tài sản, lợi nhuận và tinh thần.
Bài viết liên quan!
>>> Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
>>> Quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam
>>> Các quy định cần biết đối với tiền từ thiện
>>> Thừa kế theo pháp luật là gì? Trường hợp nào được hưởng thừa kế theo pháp luật?
>>> Tài sản đứng tên riêng của vợ/chồng giải quyết thế nào khi ly hôn?
RỦI RO ĐỐI VỚI KINH DOANH - THƯƠNG MẠI
Đối với hoạt động kinh doanh - thương mại những rủi ro pháp lý trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng thường để lại những hậu quả nặng nề khó khắc phục, không chỉ mất nhiều thời gian mà còn tốn kém nhiều công sức, tiền của để khắc phục những thiệt hại đó.
Do đó, khi các doanh nghiệp thỏa thuận ký kết hợp đồng việc đề ra các biện pháp phòng, tránh và hạn chế các rủi ro pháp lý khi ký kết, thực hiện hợp đồng là hết sức cần thiết, đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm và cũng là yêu cầu chung cho bất kỳ một giao dịch dân sự hay kinh doanh - thương mại nào.
Rủi ro thường xuất hiện khi bị tác động bởi yếu tố tự nhiên, kinh tế, dịch bệnh và ý thức chủ quan. Quá rõ ràng về sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 đã tác động tiêu cực đối với nền kinh tế toàn cầu. Các biện pháp khắc phục nền nông nghiệp sau hàng loạt sự tàng phá của thiên nhiên mang đến cho con người chủ yếu là nông dân. Bên cạnh đó, rủi ro trước mắt nhưng không nhận thấy và chậm trễ tiến hành khắc phục.
Những rủi ro trong quá trình soan thảo hợp đồng :
+ Các điều khoản hợp đồng không được chặt chẽ
+ Thiếu các điều khoản thỏa thuận về giải quyết tranh chấp
+ Không chỉ định các văn bản pháp luật để làm căn cứ khi ký kết hợp đồng.
Từ các thiếu sót trên dẫn đến các rủi ro, tranh chấp thường thấy của các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để hạn chế và khắc phục những thiếu sót khi soạn thảo hợp đồng, chúng ta cần thỏa thuận rõ các quy định sau:
1. Thỏa thuận cụ thể chính xác điểm nhận, trả hàng, đóng gói và chất lượng sản phẩm;
2. Thỏa thuận chính xác về nghĩa vụ thành toán, phương thức thanh toán, việc thanh toán phải đúng thời hạn tránh chậm trễ, ảnh hưởng đến chu kỳ xoay vòng vốn của doanh nghiệp hai bên;
3. Cần thỏa thuận pháp luật được áp dụng để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra như: điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, lựa chọn văn bản pháp luật làm căn cứ khi ký kết hợp đồng, các quy định bồi thường thiệt hại…
4. Và doanh nghiệp là một trong các chủ thể nên xem xét và sử dụng các gói bảo hiểm doanh nghiệp, báo hiểm hàng hóa...để giảm thiểu các tổn thất tài sản cho doanh nghiệp khi gặp các tác động bởi thiên nhiên.
Các cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra
Điều đầu tiên cần thực hiện và sẽ tốt nhất cho sự hợp tác của doanh nghiệp là thương lương - hòa giải. Khi xảy ra tranh chấp giữa các doanh nghiệp việc thương lượng - hòa giải là điều luôn được khuyến khích trong bất kỳ một tranh chấp hợp đồng nào. Mục tiêu hướng đến là các giải quyết thật nhẹ nhàng và nhanh chóng. Nếu như việc thương lượng - hòa giải không được như ý muốn thì phải đi đến sự hỗ trợ của trọng tài thương mai hay thậm chí là sự can thiệp của Tòa án.
Quy định về bồi thường khi vi phạm hợp đồng
Căn cứ Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”
Đối với phạt vi phạm hợp đồng
Tại Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc các bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Quang Long