Quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam.

Công ty luật, luật sư uy tín, sách luật, văn phòng luật sư tphcm, hà nội, đà nẵng, uy tín, tranh chấp, di chúc thừa kế, nhà đất, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ tại tòa án, lý lịch tư pháp, sách luật hay, thư viện trường học, ly hôn, phần mềm quản lý công ty luật, bình luận án lệ, COVID-19, luận văn, luận án

VANTHONGLAW -  Hiện nay số người khuyết tật ở nước ta chiếm khoảng 6% dân số trong  đó có 60% người là đang trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động nhất  định. Với những đặc tính của mình như chăm chỉ, tận tuỵ, tính kỷ luật cao  người khuyết tật cũng là một nguồn lực mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Rất  nhiều người khuyết tật có khiếm khuyết một phần cơ thể vẫn có thể làm các  công việc phù hợp để nuôi sống bản thân và giúp ích cho xã hội, đây được coi  là một quyền hết sức chính đáng của người khuyết tật. 

Bài liên quan

>>> Pháp luật về quản lý chung cư ở Việt Nam.
>>> Nhân viên trường học, nhân viên thư viện được xếp lương như thế nào?
>>> Thủ tục khai nhận di sản thừa kế mới nhất năm 2021.
>>> Hướng dẫn sử dụng toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà
>>> 
Cơ sở pháp lý ban bố tình trạng quốc gia về dịch bệnh Covid-19.

Từ việc có thể lao  động, giúp ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng, người khuyết tật sẽ có  thêm sự tự tin để tham gia vào các quyền kinh tế xã hội, văn hoá,dân sự chính  trị khác của minh như học hành, kết hôn,tham gia sinh hoạt văn hoá xã hội,  chính trị…. Bởi vậy có thể nói quyền làm việc là một trong những quyền căn  bản tạo tiền đề để người khuyết tật có thể thực hiện được những quyền khác.  

Quyền này cũng đã được quy định trong luật người khuyết tật của Việt Nam.  Tuy nhiên hiện nay quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam vẫn  chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến lãng phí nguồn lao động không nhỏ,  tạo thêm gánh nặng cho phúc lợi xã hội. Một phần do quan niệm xã hội luôn  coi những người khuyết tật là vô dụng,không có khả năng lao động, các chủ  lao động chưa nhận thức được năng lực của người khuyết tật (những đặc điểm  hơn hẳn người bình thường như sự trung thành, tận tuỵ, làm việc hết mình…)  nên chưa có chiến lược sắp xếp và sử dụng người lao động khuyết tật. 

Mặt  khác các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tuyên truyền của nhà nước chưa  thực sự hiệu quả, cộng với tâm lý tự ti của chính bản thân người khuyết tật đã  tạo thành rào cản rất lớn.  Tại Việt Nam,một số người khuyết tật bị lợi dụng trở  thành công cụ kiếm tiền của những kẻ bất lương là hiện trạng chúng ta có thể thấy hàng  ngày. Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đặc biệt tại các  địa điểm du lịch, các khu chợ đông đúc, các ngã tư nhộn nhịp những người  khuyết tật với bộ dạng bẩn thỉu, nhếch nhác, đáng thương được tung ra để xin  tiền. 

Đây là một trong những chiêu trò lợi dụng lòng thương hại của mọi  người và cơ thể khiếm khuyết của người khuyết tật để trục lợi của một số cá  nhân hành nghề “chăn dắt”.Điều này không những làm mất mĩ quan đường  phố,ảnh hưởng đến ngành du lịch mà còn hạ nhục nhân phẩm, danh dự của  người khuyết tật.  Đây rõ ràng là hai mặt của một vấn đề, từ chỗ không được đảm bảo  quyền làm việc đến bị lợi dụng và trà đạp lên danh dự, nhân phẩm để kiếm tiền.  

Chính vì thực trạng trên tại Việt Nam, yêu cầu cần có một đề tài nghiên cứu khoa học về quyền có việc làm của người khuyết tật là hết sức cấp thiết. Nghiên cứu này hi vọng có thể qua thực trạng tại Việt Nam hiện nay, chỉ ra  các nguyên nhân căn bản nhất và một vài giải pháp để khắc phúc.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.