Tác động của tỉ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam.

Tác động của tỉ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam
VANTHONGLAW - Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng  của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với  quá trình lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế  quốc tế. Tỷ giá tác động hầu hết đến các mặt hoạt động của nền kinh tế như  tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính tiền tệ, cán cân  thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp…. 

Bài liên quan

Nhưng một  trong những tác động nhanh  chóng và rõ ràng nhất đó là tác động đến hoạt  động xuất nhập khẩu. Các quốc gia, trong đó có Việt Nam, luôn sử dụng tỷ giá  như một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của mình.  

Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trong hơn  một thập niên qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã có mức tăng trưởng  rất cao (trung bình trên 20% mỗi năm), trừ năm 2009 do tác động của cuộc  khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, do tốc độ tăng nhập khẩu nhanh  hơn, cơ cấu nhập khẩu bất hợp lý đã khiến cho tình hình xuất nhập khẩu Việt  Nam có những diễn biến khó lường.  Vậy, những diễn biến phức tạp về tình hình tỉ giá có ảnh hưởng như  thế nào đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam? 

Cũng như chính  phủ cần có những định hướng nào để hoàn thiện chính sách tỉ giá hối đoái,  cải thiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong đó có kim ngạch xuất nhập khẩu,  cán cân thương mại là những câu hỏi khiến tác giả muốn tìm hiểu lời giải  đáp. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài:  “Tác động của tỉ giá hối đoái  đến ngoại thương Việt Nam” cho bài luận văn của mình.   

Do đó việc nghiên cứu về tác  động của tỷ giá đến ngoại thương của  Việt Nam được giới nghiên cứu quan tâm và đã có rất nhiều  tác giả nghiên cứu về vấn đề này  như Nguyễn Thị Tuyết Nga, Tô Trung Thành, Hoàng  Chí Cương. Tuy nhiên các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc phân  tích xu hướng hoặc làm thực nghiệm nhưng chưa kiểm định tốt mô hình  kinh tế lượng. Do đó, để đảm bảo tính mới/ sáng tạo trong nghiên cứu luận  văn này không chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận về tác động của tỉ giá  hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam qua các thời kỳ từ 1995 đến nay  mà còn dựa vào số liệu thu thập được trong giai đoạn (1995  –  2015) để  phân tích định lượng, sử dụng mô hình lực hấp dẫn ( gravity model) với các  kiểm định Breusch – Pangan, VIF và Wooldridge để phân tích mối quan hệ  giữa tỷ giá hối đoái và ngoại thương Việt Nam.

Xem toàn văn tại đây hoặc liên hệ Facebook VanThongLaw

Luật Vạn Thông st

Powered by Blogger.